Kiến thức

Trẻ chậm phát triển – Bố mẹ cần hiểu rõ để can thiệp sớm
05 Tháng 11
Đăng bởi:  Khai Tâm

Trẻ chậm phát triển – Bố mẹ cần hiểu rõ để can thiệp sớm

Những bậc cha mẹ khi sinh con ra, ai cũng muốn con mình được phát triển và khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường. Nhưng nếu không may trẻ bị chậm phát triển trí não thì bố mẹ cần làm gì để đồng hành và giúp con vượt qua khó khăn? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện của trẻ chậm phát triển và cách điều trị can thiệp để cải thiện vấn đề này.

Trẻ chậm phát triển là gì?

Chậm phát triển trí tuệ được coi là một dạng khiếm khuyết về phát triển trí não. Trẻ chậm phát triển có khả năng học tập cũng như tiếp thu kiến thức chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Chậm phát triển ở trẻ được biểu hiện qua những hình thức sau:

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm nói: Trẻ nói chậm hơn so với độ tuổi. Thông thường, từ 18 tháng tuổi sẽ là khoảng thời gian trẻ bắt đầu bi bô tập nói. Nếu sau 2 tuổi, trẻ không nói được từ nào được xem là chậm nói.

Tự kỷ: Trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ bị chậm phát triển ngôn ngữ nên không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, chỉ có thể nói đi nói lại một số từ đơn giản hoặc lặp lại lời nói của người khác một cách vô nghĩa.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Biểu hiện này được thể hiện rõ ràng thông qua chỉ số IQ của trẻ. Trẻ được coi là chậm phát triển trí tuệ khi chỉ số IQ dưới 70. Điều này khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập và thường xuất hiện trước năm 18 tuổi.

Một số trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ có những hành vi bất thường chống lại việc học

Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh chậm phát triển của trẻ có thể kể đến:

Do di truyền

- Theo nghiên cứu, có đến 30% trẻ chậm phát triển là do di truyền. Bố mẹ có bất thường về hệ thần kinh hay não bộ thì con cái có nguy cơ cao mắc phải khuyết tật này. 

- Bệnh Phenylketone niệu là một chứng rối loạn chuyển hóa, nếu không được phát hiện và điều trị từ những tuần đầu của thai kỳ, đứa trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển trí tuệ, hệ thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do bệnh tật

- Khi còn nhỏ, nếu trẻ mắc phải các bệnh như sởi, thủy đậu, cường giáp, ho gà cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển nếu không được điều trị đàng hoàng, dứt điểm.

- Tai nạn giao thông hay ngã từ trên cao xuống cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí não.

- Các bệnh như viêm màng não, viêm não liên quan đến nhiễm trùng não là thủ phạm khiến não bộ bị tổn thương.

Do môi trường

- Trẻ phải tiếp xúc với các chất độc hại như thủy ngân, chì, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…

- Trẻ sống trong môi trường không lành mạnh, bị ngược đãi, nghèo đói, suy dinh dưỡng,…

- Trong thai kỳ, người mẹ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai thi khiến cơ thể không được phát triển toàn diện.

Do bố mẹ

- Trong thời kỳ mang thai, người mẹ dùng các chất kích thích như rượu bia, ma túy, thuốc lá,…

Việc thai phụ uống rượu bia ở mức độ vừa phải cũng có nguy cơ gây ra chứng chậm phát triển ở trẻ

- Trong thời kỳ mang thai, người mẹ mắc phải các căn bệnh như rubella, nhiễm ký sinh trùng toxoplasma, nhiễm virus cytomegalovirus, rối loạn tuyến sữa,…

- Người mẹ bị cao huyết áp khi mang thai khiến lưu lượng máu đến thai nhi bị xáo trộn.

Biểu hiện trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển thường được phát hiện và chẩn đoán khi mới sinh ra hoặc trong 2 năm đầu đời. Tuy vậy, có nhiều trường hợp ở mức độ nhẹ không thể nhận ra cho đến lúc trẻ bắt đầu đi học. Sau đây là một số biểu hiện thường gặp ở trẻ mắc chứng chậm phát triển trí não:

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ qua ngôn ngữ

- Trẻ chậm nói so với bình thường.

- Gặp khó khăn trong việc ghép nối các từ với nhau để được câu hoàn chỉnh.

- Không thể dùng lời nói, cử chỉ hay ánh mắt thể hiện khi muốn một điều gì đó.

- Trẻ không phản ứng khi mọi người gọi, không trả lời khi được đặt câu hỏi.

- Trẻ thường chơi một mình, không giao tiếp với bạn bè hay mọi người xung quanh kể cả cha mẹ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ qua trí tuệ

- Kỹ năng tiếp thu, học tập chậm hơn những đứa trẻ cùng lứa.

Trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập

- Trẻ không thể đếm số và ghi nhớ mặt chữ, không nhận biết được các màu sắc.

- Trí nhớ dễ bị phân tán, thậm chí không thể ghi nhớ được những sự kiện mới xảy ra.

- Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, giải quyết vấn đề hoặc suy nghĩ logic.

- Không có sự thích thú hay quan đến môi trường sống xung quanh.

- Không thực hiện những kỹ năng đã được người lớn dạy.

- Trẻ không thể thực hiện các công việc tự phục vụ mình hằng ngày như ăn, uống, mặc quần áo, đi vệ sinh nếu không có sự giúp đỡ của người lớn.

Hướng dẫn phòng ngừa chậm phát triển ở trẻ

Một số những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia giúp bảo vệ trẻ tránh khỏi chứng chậm phát triển bao gồm:

- Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thủy đậu, sởi,… Những căn bệnh này có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng não và tình trạng chậm phát triển ở trẻ.

- Để giúp trẻ tránh khỏi chứng chậm phát triển trí não còn phải chăm sóc tiền sản đúng cách. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ không được sử dụng các chất kích thích, cần duy trì lối sinh hoạt lành mạnh để sức khỏe thai nhi được phát triển tốt. Ngoài ra, người mẹ cần đi khám thai đúng định kỳ để đảm bảo trẻ vẫn khỏe mạnh.

- Cần phải đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển. Thực hiện các bài kiểm tra sàng lọc về phát triển sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

- Sự chăm sóc và dạy dỗ của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nếu như phải sống trong sự thiếu thốn tình cảm, yêu thương của người thân sẽ gây những tác động tiêu cực đến khả năng phát triển ngôn ngữ, hành vi và trí tuệ của trẻ. Bởi vậy, trẻ rất cần sự yêu thương và chăm sóc của cha mẹ và người thân trong gia đình.

- Tạo điều kiện cho trẻ được phát triển trong môi trường có các mối quan hệ lành mạnh như bạn bè, thầy cô,… sẽ khiến trẻ vui vẻ và học tập tốt hơn. Đây là cách hữu hiệu để phòng ngừa chậm phát triển ở trẻ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm phát triển

Đối với những trẻ chậm phát triển, cần bổ sung những thực phẩm tốt cho não bộ vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ:

Thực phẩm giàu Omega - 3

Chất béo EPA và DHA có trong Omega – 3 rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ chậm phát triển, giúp tế bào khỏe mạnh, thúc đẩy việc hình thành tế bào mới, giảm viêm, hình thành hóa chất não quan trọng.

Nếu không bổ sung đủ Omega – 3 thì lượng DHA trong não của trẻ bị giảm gây ảnh hưởng đến việc học tập và khả năng ghi nhớ của trẻ.

Những thực phẩm giàu Omega – 3 có thể bổ sung cho trẻ đó là dầu cá, dầu hạt cải, dầu đậu nành, cá nước ngọt, quả óc chó, rau màu xanh đậm,…

Vitamin A

Những loại thực vật giàu vitamin A

Loại vitamin này có tác dụng giúp trẻ phát triển tốt về thị giác, thể chất và tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn như lao, uốn ván,…

Nếu thiếu vitamin trong chế độ dinh dưỡng sẽ khiến trẻ giảm sức đề kháng với các loại bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở các bệnh viêm tai, viêm đường hô hấp,…

Sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A cần thiết đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Từ 6 tháng tuổi trở lên, cha mẹ có thể bổ sung vitamin A cho trẻ từ các loại thực phẩm như trứng, gan, xoài chín, đu đủ, cà rốt,...

Ngoài ra, cần phải bổ sung đầy đủ cho trẻ muối iốt, thực phẩm giàu sắt, vitamin E, vitamin B trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. 

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh thường xuyên, uống các loại nước uống có gas vì chất caffeine trong nước có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ, giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Phương pháp điều trị trẻ chậm phát triển

Liệu pháp ngôn ngữ

Đây là liệu pháp nhằm cải thiện khả năng nói, ngôn ngữ và khả năng vận động miệng của trẻ chậm phát triển để trẻ có thể giao tiếp rõ ràng hơn.

Phương pháp này giúp trẻ xây dựng kỹ năng ngôn ngữ bằng cách học từ mới, học cách nói và cải thiện kỹ năng nghe. Ngoài ra, trẻ còn có thể học ngôn ngữ ký hiệu nếu không thể nói chuyện.

Phương pháp điều trị cho trẻ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh trẻ mắc phải mà khác nhau, có thể trị liệu bằng ngón tay, còi, ống hút,… hay các vật dụng để giúp trẻ kiểm soát được cơ của miệng, cổ họng và lưỡi.

Có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng cách tiếp cận dựa trên trò chơi để kích thích giao tiếp với trẻ có nhiều vấn đề bằng ngôn ngữ.

Liệu pháp hành vi

Liệu pháp này tập trung vào việc giảm các hành vi xấu và tiêu cực ở trẻ chậm phát triển. Giúp trẻ cải thiện những kỹ năng về thể chất, tinh thần, thúc đẩy những kỹ năng thích ứng.

Dựa vào độ tuổi và mức độ của chậm phát triển sẽ có những hoạt động khác nhau để can thiệp. Liệu pháp hành vi còn kết hợp và bổ sung cho các liệu pháp khác như khuyến khích trẻ làm nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển cơ bắp và vận động, đây là sự kết hợp giữa liệu pháp hành vi và vật lý trị liệu.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu nhằm thúc đẩy sự độc lập, tăng sự tương tác của trẻ với môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho các cơ phát triển, cải thiện sức mạnh.

Liệu pháp này tập trung vào việc cải thiện kỹ năng vận động thô và cân bằng, sức mạnh và sức chịu đựng, cân bằng và phối hợp. Các hoạt động của kỹ năng vận động bao gồm lăn, bò, đi bộ, chạy, nhặt đồ chơi,…

Dạy trẻ chậm phát triển như thế nào? Có nên can thiệp sớm

Để dạy trẻ chậm phát triển, cha mẹ nên cho trẻ bắt đầu với những hoạt động đơn giản rồi chuyển qua hoạt động phức tạp:

- Muốn trẻ tham gia vào các hoạt động thì phụ huynh nên cho trẻ học từng hoạt động nhỏ một, sau khi hoàn thiện tốt rồi kết hợp những hoạt động nhỏ thành hoạt động cho trẻ. Cần phải cho trẻ tham gia hoạt động đó liên tục trong ít nhất 2 tuần trước khi chuyển sang hoạt động mới.

- Mỗi khi trẻ có tiến bộ dù nhỏ nhất cũng cần có những lời khen và phần thưởng nhỏ để động viên trẻ. 

- Khi trẻ làm sai điều gì đó, bạn hãy nhẹ nhàng giải thích đó là hành vi không tốt chứ không nên quát mắng, la rầy trẻ. Tuy vậy, cũng không được quá bao bọc trẻ và nên để trẻ được làm những việc vừa sức với bản thân.

Việc giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí não là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng rất nhiều của các bậc làm cha mẹ. Trong quá trình dạy học cho trẻ cần tập trung vào rất nhiều vấn đề từ ngôn ngữ đến hành vi,… mà không phải bố mẹ nào cũng có những kỹ năng và thời gian để dạy dỗ trẻ mà chọn phương pháp đưa trẻ đến những trung tâm chuyên biệt dành cho trẻ phát triển chậm trí tuệ. Can thiệp sớm Khai Tâm – tiên phong trong việc áp dụng giáo dục khoa học hiện đại trong việc giảng dạy trẻ chậm phát triển sẽ là địa chỉ uy tín để cha mẹ giao phó trọng trách dạy dỗ trẻ, chỉ cần can thiệp đúng cách và đúng thời điểm, trẻ sẽ có cơ hội phát triển như những đứa trẻ bình thường.

Các hoạt động ngoại khóa tại Can thiệp sớm Khai Tâm sẽ giúp trẻ tự tin hơn rất nhiều

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan đến trẻ phát triển chậm, quý phụ huynh có thể liên hệ đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Khai Tâm để được giải đáp và tư vấn nhiệt tình. 

Mọi thông tin liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM

  • Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

  • Hotline: 037.829.8355

  • Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com

=========================================================

Các bài viết liên quan:

1. Tổng hợp các kinh nghiệm chăm sóc và dạy trẻ chậm nói

2. Tìm trường cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở đâu tại Hà Nội?

3. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

4. Cách phân biệt chậm phát triển với tự kỷ và tăng động

5. Đặc biệt lưu ý với 10 biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ