Bệnh bại não ở trẻ em (hay còn gọi là liệt não) chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hành động thường ngày và chất lượng cuộc sống trẻ em. Vậy bại não là gì, dấu hiệu trẻ bị bại não và cách điều trị bệnh bại não ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ có các kiến thức tổng quan nhất về căn bệnh này để chăm sóc và điều trị cho trẻ đúng cách.
Bại não là gì?
Bệnh bại não là tổn thương não bộ khiến não bộ không thể tiến triển bình thường, gây nên các tình trạng đa tàn tật về tinh thần, thể chất, giác quan và hành vi của trẻ. Bại não ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh, là di chứng theo trẻ suốt đời. Hiện nay trên thế giới tỉ lệ trẻ bị bại não dao động từ 1,8 đến 2,3%, ở trẻ sơ sinh tỉ lệ này là khoảng 2/1000 trẻ, trong đó tỉ lệ mắc ở bé trai so với bé gái là 1.35/1.
Bệnh bại não thường gặp ở bé trai nhiều hơn so với bé gái
Trẻ bị bại não thường không thể vận động các cơ theo cách bình thường. Ngoài ra, nhiều trẻ bị bại não còn mang theo các tàn tật khác cần phải can thiệp điều trị như rối loạn khả năng nhận thức, động kinh, chậm phát triển trí tuệ hoặc gặp các vấn đề về giao tiếp, ngôn ngữ.
Nguyên nhân gây bại não
Bệnh bại não ở trẻ em thường được phát hiện hoặc chẩn đoán khi trẻ 2-3 tuổi. Theo các nghiên cứu thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó được chia thành 3 nhóm chính
Nguyên nhân trước khi sinh
- Do nhiễm trùng trong thai kỳ: Khi mang thai, mẹ gặp các nhiễm trùng như nhiễm rubella, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng tiết niệu trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến các tổn thương não của thai nhi, gây nên bệnh bại não ở trẻ em sau này. Ngoài ra một số nhiễm trùng trong thai kỳ có thể gây nên tình trạng sinh non, một trong những nguyên nhân gây nên bệnh bại não.
- Do thiếu oxy não bào thai: Tình trạng thiếu oxy nuôi dưỡng cho thai nhi được gây nên khi chức năng của nhau thai suy giảm hoặc bị tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh. Ngoài ra khi bánh rau bám vào dưới tử cung gây chảy máu cũng khiến oxy cung cấp cho bào thai bị suy giảm, gây nên bệnh bại não.
- Các nguyên nhân khác: Một số trẻ có các bất thường về cấu trúc hệ thần kinh cũng tăng nguy cơ khiến trẻ bị bại não. Hoặc trong quá trình mang thai mẹ bị mắc các bệnh về tuyến giáp, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm độc thai nghén hoặc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ cũng làm tăng khả năng sinh con mắc bệnh bại não cao hơn.
Nguyên nhân trong khi sinh
- Do sinh non, sức khỏe yếu và cân nặng thấp: Trẻ được sinh ra trước 37 tuần tính từ ngày thụ tinh được gọi là sinh non. Đặc biệt, những trẻ sinh ra trước 32 tuần thì nguy cơ bại não là rất cao. Nguyên nhân là do những trẻ sinh non có khả năng bị xuất huyết não hoặc phù não, gây tổn thương cho não bộ đang trong quá trình phát triển. Những trẻ sinh non thường kèm theo với cân nặng thấp, trong đó trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 1,5kg có nguy cơ mắc bệnh bại não cao hơn đến 30 lần so với những trẻ bình thường khác.
Sinh non là một trong những nguy cơ gây bại não ở trẻ
- Do bị ngạt trong quá trình mẹ chuyển dạ khi sinh: Trẻ không khóc ngay khi được sinh ra, toàn thân tím tái cần cấp cứu khẩn cấp là những trẻ bị ngạt. Tỉ lệ các trẻ này chiếm đến 10% trong tổng số các trẻ bị bại não.
Nguyên nhân sau sinh
- Xuất huyết não: Tình trạng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh do thiếu vitamin K nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời dễ dẫn đến di chứng bại não, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi mà hệ thống y tế còn chưa hoàn thiện. Các bệnh lý khác về máu như rối loạn đông máu cũng là một trong các yếu tố gây nên chứng xuất huyết não ở trẻ.
- Vàng da nhân: Đây là hiện tượng vàng da sinh lý, xuất hiện thông thường vào khoảng ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 và kéo dài 1 tuần sau khi sinh. Biểu hiện của trẻ vàng da nhân là da có màu vàng nhạt và không kèm theo bất kì một triệu chứng nào khác.
Khi trẻ bị vàng da sinh lý, nồng độ bilirubin tăng cao trong máu có thể vượt ra khỏi mạch máu não, sau đó lặng đọng ở các nhân nền của não, gây tổn thương cho các cấu trúc này, dẫn đến nguy cơ mắc chứng bại não. Khi nồng độ billirubin trong máu lên cao, gan không có khả năng chuyển hóa và đào thải do chức. Trẻ bị vàng da bệnh lí thường là do có sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.
- Hạ đường huyết sau sinh: Tình trạng hạ đường huyết sau sinh ngày càng xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ bị hôn mê sâu, suy hô hấp khi đường trong máu hạ thấp, điều này là một trong những nguyên nhân gây ra chứng bại não
Phân loại bại não
Bại não được chia thành 3 thể như sau:
Bại não thể liệt cứng
Bại não thể liệt cứng có tên khoa học là spastic cerebral palsy, chiếm khoảng 70 - 80%. Biểu hiện của nhóm trẻ mắc thể này là các cơ luôn ở trong tình trạng cơ căng, trương lực cơ. Trẻ rất khó khăn trong các hoạt động như nắm, bò, hoặc đi đứng. Thể này được chia làm 3 nhóm nhỏ: liệt cứng 2 chi dưới, liệt cứng nửa người và liệt cứng tứ chi
Ở thể bại não liệt cứng, trẻ bị liệt 2 chi dưới, liệt nửa người hoặc liệt tứ chi
Bại não thể loạn động
Có khoảng 6% trẻ bại não thuộc thể loạn động (Dyskinetic cerebral palsy), đặc trưng bởi sự thay đổi bất thường của trương lực cơ, các thay đổi này diễn ra bất thường, lúc tăng lúc giảm. Trẻ thường không kiểm soát được hành động và thường xuyên có các động tác bất thường, không ý thức được. Vì vật trẻ khó cơ được tư thế vận động như bình thường, các cơ mặt và cơ lưỡi cũng bị ảnh hưởng khiến trẻ khó nói, khó nuốt.
Bại não thể thất điều
Bại não thể thất điều (Ataxic cerebral palsy) chiếm tỷ lệ 6% các trẻ bị bại não. Ở thể này trẻ khó kiểm soát được dáng đi, dáng đứng khiến tư thế bị lảo đảo, vùng thắt lưng dễ bị đong đưa qua lại, ảnh hưởng tới các tư thế và sự phối hợp các động tác. Bởi vậy, khả năng vận động của trẻ rất kém, các hoạt động đòi hỏi sự nhịp nhàng như viết chữ, vỗ tay sẽ trở nên rất khó khăn.
Bại não thể phối hợp
Bệnh bại não ở trẻ thể phối hợp là sự kết hợp 2 trong số các thể bại não nêu trên, như thể liệt cứng với thể loạn động, thể thất điều điều với thể loạn động, thể thất điều với thể liệt cứng. Những trường hợp này gây nên các tàn tật nặng nề ở trẻ.
Dấu hiệu trẻ bị bại não
Bại não được chẩn đoán hầu hết bằng sự đánh giá khả năng cử động của trẻ, Một số trẻ bại não có trương lực thấp dẫn đến việc các em bị nhẹ cân. Dưới đây là các dấu hiệu trẻ bị bại não dễ biểu hiện ra nhất.
- Khi sinh ra trẻ không khóc ngay hoặc khóc yếu.
- Sau sinh trẻ không vận động, tay chân mềm nhão, đầu rũ và khó ngẩng lên được.
- Người trẻ bị cứng đơ, khó để bế, tắm rửa cho trẻ.
- Trẻ gặp tình trạng co giật, sùi bọt mép.
- Khi trẻ lớn hơn một chút thì so với lứa tuổi, trẻ chậm lẫy, chậm biết bò, biết đi.
- Trẻ có sự khiếm khuyết trong các hoạt động sử dụng tay như hoạt động cầm nắm, vỗ tay.
- Trẻ chậm nói, không nhận biết được bố mẹ hoặc người thân, những người tiếp xúc nhiều với trẻ.
- Trẻ không phản ứng với âm thanh, màu sắc, không giao tiếp ánh mắt với bố mẹ hoặc người thân.
- Trẻ không biểu hiện tình cảm, không điều khiến khuôn mặt theo cảm xúc
- Trẻ không biết ngóng chuyện từ người khác, không quay đầu, quan tâm đến tiếng động
- Gặp khó khăn trong việc bú, mút tay.
- Thường xuyên xảy ra tình trạng bị khò khè, chảy dãi quá nhiều và dịch mũi họng bị tiết nhiều
- Một số trẻ bị lác mắt, mí bị sụp
- Giảm hoặc mất khả năng nghe nhìn, bị méo miệng
- Khớp cổ tay, khớp khuỷu tay luôn bị gập, dẫn đến cơ bị ngắn lại và trẻ không thể duỗi thẳng được cánh tay và bàn tay
- Bàn chân của trẻ luôn ở tư thế bàn chân thuổng, điều này dẫn đến hiện tượng co rút gây hạn chế vận động
- Trẻ luôn ở trong tư thế xoắn vặn dẫn đến cột sống bị cong vẹo và khung chậu bị lệch
- Đầu thường nghiêng gập về một bên, có thể khiến trẻ bị vẹo vĩnh viễn.
Trẻ bại não có dấu hiệu là người trẻ bị cứng đơ
Các tư thế đúng khi chăm sóc trẻ bại não
Đối với trẻ bị bại não, bố mẹ cần lưu ý không để trẻ trong một tư thế nhiều giờ đồng hồ liền vì điều này có thể khiến trẻ bị co cứng trong tư thế đó. Vì vậy tốt nhất bố mẹ nên luôn thay đổi vị trí cho trẻ và khuyến khích, động viên trẻ tự đổi tư thế.
Nếu một trẻ bại não bắt đầu có các dấu hiệu bị co rút hoặc được chẩn đoán là có khả năng bị co rút các cơ, bố mẹ cần cố gắng đặt trẻ ở các tư thế mà các khớp tổn thưởng được kéo dãn. Ngoài ra, bất cứ khi trẻ đang ngồi, nằm, bò hay đứng, bố mẹ cần cố gắng động viên trẻ ở tư thế sao cho đầu của trẻ được giữ thẳng, thân mình không bị gập, không cong hoặc xoắn lại. Cả hai cánh tay của trẻ cần được duỗi thẳng và tách ra khỏi thân mình. Dưới đây là các tư thế đúng cho trẻ bại não mà bố mẹ cần lưu ý điều chỉnh cho trẻ
Tư thế ngồi trên ghế
Bố mẹ chú ý cho đầu trẻ hướng về phía trước, lưng giữ thẳng, không ngồi lệch, xiên vẹo 1 bên, hông chạm vào thành sau ghế. Ngoài ra, gối cần gập vuông góc so với mặt sàn, chân hơi dạng rộng, lòng bàn chân được đặt trên sàn cần được trợ giúp bằng nẹp bàn chân.
Tư thế ngồi đúng trên sàn
Cho lưng trẻ duỗi trong tư thế thẳng đứng, ngồi khoanh chân, khớp háng xoay ra phía ngoài. Những trẻ có khả năng giữ thăng bằng kém thường ngồi với tư thế W, hai chân bắt ngược ra sau để tránh bị ngã. Điều này là tư thế ngồi sai lệch, có thể gây trật khớp hang, tổn thương và biến dạng gối. Bố mẹ cần lưu ý tránh cho trẻ ngồi ở tư thế này.
Tư thế nằm (áp dụng với trẻ bại não thể liệt cứng)
Bố mẹ có thể dùng khố đóng hoặc đối dài hình chữ nhật để tách chân của trẻ, nếu như trẻ hay ở tình trạng hai chân bị bắt chéo, hai gối chụm vào nhau. Nếu trẻ thường ưỡn ra sau thì hãy đặt trẻ nằm nghiêng, lót gối giữa hai chân, cho vai và tay hướng ra phía trước hoặc cho nằm võng. Khi đầu trẻ luôn chỉ quay sang một bên, bố mẹ lưu ý đặt trẻ trong tư thế có thể quay đầu về hướng ngược lại. Còn đối với trẻ không thể kiểm soát cơ thể mình và hay ở tư thế nằm sấp, bố mẹ hãy đặt lót gối dưới ngực sao cho trẻ có thể nâng được đầu lên khi kết hợp với hành động chống tay xuống.
Tư thế lẫy và xoay người
Khi mắc chứng bại não, trẻ sẽ thường gặp tình trạng co cứng khi con xoay và lật người. Tuy nhiều đây là 2 hành động cần thiết để trẻ bắt đầu tập đi, tập lẫy. Nếu trẻ bị co cứng, lúc đầu bố mẹ có thể đưa đẩy chân trẻ ra trước, sau liên tục, giúp trẻ xoay người và lẫy để giảm thiểu nguy cơ bị co cứng. Ngoài ra, bố mẹ có thể tìm ra các hoạt động, trò chơi thu hút trẻ muốn xoay người và tự xoay người.
Tư thế đứng
Nhiều trẻ bại não hay có tư thế đi đứng bất thường hoặc hay bị mất thăng bằng do tình trạng co cứng ở một số cơ nhất định. Bố mẹ cần chú ý để khuyến khích con đi, đúng cách để giảm thiểu sự sai lệch này.
Trẻ bại não có chữa được không?
Trẻ bị bãi nào không bị tổn thương toàn bộ não bộ mà chỉ tổn thương một phần, trong đó chủ yếu là phần não điều khiến khả năng ngôn ngữ và khả năng vận động. Mặc dù các phần tổn thương này không thể phục hồi hoàn toàn nhưng cũng không bị tiến triển xấu đi.
Tuy nhiên, các vấn đề gây ra từ bại não như tư thế, các cử động và các vấn đề khác có thể được cải thiện tốt hơn hoặc diễn biến xấu đi sẽ phụ thuộc rất lớn bởi phương pháp chăm sóc và điều trị cho trẻ bại não.
Áp dụng các phương pháp phục hồi
Đây là các phương pháp được nhiều phụ huynh quan tâm và sử dụng để điều trị cho trẻ, bao gồm châm cứu bấm huyệt, ghép tế bào gốc, diện chẩn, oxy cao áp và điều trị phục hồi chức năng. Trong đó, phương pháp phục hồi chức năng được xem là mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trẻ bị bại não bị khiếm khuyết về cử động và ngôn ngữ, nên các bậc cha mẹ cần giúp trẻ bị bại não được phát triển toàn diện cả về hành vi, vận động, kỹ năng cá nhân – xã hội, tâm lý, ngôn ngữ ... Do đó, gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị cho trẻ bị bại não và cần kết hợp nhiều phương pháp theo một quá trình được đánh giá liên tục về kết quả.
Tăng cường giao tiếp, tương tác với trẻ bại não
Trẻ bại não thường bị hạn chế trong việc giao tiếp hàng ngày, tuy nhiên con cũng có nhu cầu được giao tiếp hay tương tác như các trẻ bình thường. Bố mẹ cần lựa chọn các phương pháp giao tiếp phù hợp với trẻ như lời nói kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, sử dụng thêm cả hình ảnh và âm nhạc để hỗ trợ con tốt hơn. Bố mẹ cũng nên thường xuyên giao tiếp với trẻ thông qua lời nói kết hợp biểu cảm khuôn mặt, khiến cho lời nói thêm sinh động và rõ ràng trong mắt trẻ.
Cho trẻ tham gia hoạt động xã hội
Việc tiếp xúc với các bạn cùng lứa tuổi và những người xung quanh tạo nên nhiều trải nghiệm thú vị cho trẻ, giúp trẻ tự tin hơn và không bị sợ hãi khi ra đường. Nhiều trẻ gặp tình trạng ngại ra đường vì cảm giác lạ lẫm và sợ hãi với những người xung quan khiến con ít vận động hơn và tăng nguy cơ bị bại não liệt cứng.
Kết hợp hài hòa giữa các phương pháp khác nhau
Bại não không đơn thuần chỉ điều trị trong vòng 1-2 tháng hoặc điều trị đơn lẻ mà cần được kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tạo nên kết quả khả quan nhất. cần phối hợp với bác sĩ để phục hồi chức năng vận động, trị liệu ngôn ngữ, điều hòa cảm giác và đào tạo kỹ năng cá nhân cho trẻ. Điều trị bại não nên là sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và các bác sĩ điều trị, kết hợp giữa phục hồi chức năng với trị liệu ngôn ngữ, điều hòa cảm xúc và đào tạo kỹ năng cá nhân giúp trẻ thích nghi và cải thiện được khả năng hoạt động của mình.
Chương trình học ở Khai Tâm hỗ trợ tối đa sự phát triển cho trẻ chuyên biệt
Nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia
Để giúp trẻ phục hồi chức năng một cách tốt nhất, bố mẹ cần có sự phối hợp với những bác sĩ, giáo viên có kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc trẻ bại não.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM áp dụng chương trình học chuẩn quốc gia, thiết kế dựa vào chương trình đào tạo chuẩn của Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam kết hợp với các phương pháp tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Triết lý giáo dục của Khai Tâm là lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng tính riêng biệt của trẻ, tạo môi trường tốt nhất để trẻ có thể phát triển toàn diện các giác quan.
Mọi thắc mắc cần được tư vấn, phụ huynh vui lòng liên hệ qua giáo dục Khai Tâm với thông tin chi tiết như sau:
- Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
- Hotline: 037.829.8355
- Website: https://giaoduckhaitam.vn/
- Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com