Kiến thức

Tổng hợp các kinh nghiệm chăm sóc và dạy trẻ chậm nói
05 Tháng 11
Đăng bởi:  Khai Tâm

Tổng hợp các kinh nghiệm chăm sóc và dạy trẻ chậm nói

Hiện nay hiện tượng trẻ chậm nói khá phổ biến ở trẻ nhỏ mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Vậy trẻ chậm nói có kém thông minh không? Khi trẻ chậm nói phải làm sao? Các nguyên nhân và phương pháp khắc phục tình trạng này là gì? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các kinh nghiệm chăm sóc và dạy trẻ chậm nói để giúp bố mẹ giải đáp được các thắc mắc cũng như tìm ra các phương pháp dạy trẻ chậm nói phù hợp.

Nguyên nhân trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói có thể bắt nguồn từ một bệnh lý nào đó hoặc do thói quen và cách dạy dỗ của bố mẹ đối với trẻ. Bố mẹ cần nắm rõ được các nguyên nhân trẻ chậm nói để có các phương án dạy trẻ chậm nói phù hợp

  • Do khả năng nghe kém

Nguyên nhân trẻ chậm nói đầu tiên phải kể đến là do khả năng nghe của con kém. Điều này khiến con không thể học các từ ngữ mới thông qua sự tiếp xúc bằng âm thanh. Ngoài ra các bệnh lý về tai cũng khiến thính giác của con bị ảnh hưởng. Khi đó, những âm thanh mà con nghe được bị hạn chế hoặc thậm chí là bóp méo, lâu dần khiến con chậm nói.

  • Do tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm

Cho trẻ xem ti vi, điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác quá sớm và nhiều là một trong những nguyên nhân trẻ chậm nói. Bởi khi đó, con chỉ chú tâm vào những hình ảnh trên màn hình mà không quan tâm đến những hoạt động, trải nghiệm của môi trường xung quanh – những yếu tố giúp con phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Tiếp xúc với điện thoại quá sớm có thể khiến trẻ chậm nói

  • Do ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài

Một số bậc phụ huynh vì quá bao bọc, sợ con tổn thương nên đã hạn chế quá mức cho con ra ngoài. Điều này khiến con không có môi trường để tìm tòi, học hỏi và khám phá những điều mới mẻ gây ra việc chậm nói ở trẻ cũng như khiến quá trình thu nhận kiến thức của con bị hạn chế.

  • Do hội chứng tự kỷ

Tự kỷ là hội chứng rối loạn thần kinh từ những năm tháng đầu đời. Đây là một trong những nguyên nhân trẻ chậm nói, tuy nhiên không phải 100% trẻ chậm nói là trẻ tự kỷ.

  • Do cú shock tâm lý

Trẻ con rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Những trẻ gặp phải hoàn cảnh như bố mẹ cãi nhau quá nhiều, bố mẹ ly hôn, chứng kiến xung đột,… có thể khiến trẻ bị sốc tâm lý dẫn đến việc thu mình, ít giao tiếp. Điều này khiến con giảm thiểu khả năng học được vốn từ vựng mới và gây ra chứng chậm nói.

Biểu hiện của trẻ chậm nói

Nhiều bố mẹ sẽ lo lắng liệu trẻ chậm nói có kém thông minh không và phải làm sao để nhận biết được con đang bị mắc chứng chậm nói. Trẻ chậm nói sẽ kém thông minh khi bị phát hiện trễ và không có phương án điều trị phù hợp. Bố mẹ cần nắm rõ các biểu hiện của trẻ chậm nói để phát hiện sớm và dạy trẻ đúng cách:

  • Bé 0 – 3 tháng tuổi không phát ra âm thanh khi cần bố mẹ chú ý hoặc hoàn toàn không phản ứng với âm thanh từ bố mẹ.
  • Bé 3 – 4 tháng tuổi nhưng ít giao tiếp bằng ánh mắt, không gây nhiều tiếng ồn cũng là một trong những biểu hiện của trẻ chậm nói.
  • Bé 4 – 12 tháng tuổi nhưng ít nói, thờ ơ với xung quanh và biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
  • Bé 12 – 24 tháng tuổi được xem là trẻ chậm nói khi không thể nói được tối thiểu 6 từ và không hiểu yêu cầu đơn giản từ người lớn.
  • Bé trên 2 tuổi nhưng chỉ nói được một số từ khi muốn được giúp đỡ, con không thể bắt chước lại âm thanh của người khác, khó khăn hoặc không thể phát âm 1 câu từ 3-4 từ.

Trẻ chậm nói có biểu hiện khác nhau theo từng độ tuổi

Phương pháp dạy trẻ chậm nói

Nhiều bố mẹ khi thấy các biểu hiện trẻ chậm nói ở con mình thường rất hoang mang, lo lắng và không biết khi trẻ chậm nói phải làm sao. Khi đó bố mẹ cần bình tĩnh và xác định xem con mình chậm nói do hội chứng tự kỷ hay là trẻ chậm nói bình thường để có phương pháp dạy trẻ chậm nói phù hợp.

Nếu con mắc hội chứng tự kỷ cần đưa con đi khám để nhận lời khuyên từ các chuyên gia. Nếu con là trẻ chậm nói bình thường thì bố mẹ có thể dùng các phương pháp sau để dạy trẻ chậm nói:

  • Dành thời gian trò chuyện với trẻ

Bố mẹ có thể nói chuyện với trẻ ngay cả từ lúc con ở độ tuổi sơ sinh. Mặc dù giai đoạn này việc nghe khá thụ động và con cũng chưa hiểu được hết những gì nghe được nhưng lại hình thành cho con khả năng nghe cũng như phản ứng đơn giản lại với bố mẹ.

Khi con lớn hơn, bố mẹ không chỉ nói chuyện mà nên phản ứng lại với những câu nói hay bất kì hành động nào của trẻ. Bố mẹ nhớ là đừng chỉ trích lỗi diễn đạt của trẻ mà hãy luôn động viên và khuyến khích con

  • Tường thuật, diễn tả lời nói kết hợp với hành động

Mỗi khi trò chuyện cùng trẻ, bố mẹ nên cố gắng kết hợp với những cử chỉ, hành động để mô tả lại những lời nói đó. Ví dụ vừa nói quả bóng vừa chỉ vào quả bóng, vừa mặc quần áo cho trẻ vừa chỉ dẫn các bước cụ thể,…

Việc sử dụng ngôn ngữ cử chỉ như vậy giúp trẻ vừa tiếp thu được cả hành động và lời nói, vừa rèn luyện được kỹ năng phản xạ nhanh và còn giúp trẻ nhớ các từ mới được lâu hơn,

  • Đọc sách cho trẻ

Sách là một phương pháp dạy trẻ chậm nói cực kỳ hữu hiệu. Bố mẹ nên mua những cuốn truyện, cuốn sách có hình minh họa sinh động, phù hợp và nhiều màu sắc để đọc cho trẻ nghe mỗi ngày. Bố mẹ nhớ diễn tả được những cảm xúc phù hợp ở mỗi đoạn, mỗi câu chữ, vừa đọc vừa giao tiếp ánh mắt với trẻ và khuyến khích trẻ làm theo một số hành động hoặc là thể hiện cảm xúc với mỗi câu văn: vỗ tay, cười,…

Đọc sách là một trong những phương pháp dạy trẻ chậm nói rất hữu hiệu

  • Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc

Cũng giống như sách, việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc sẽ giúp trẻ tăng vốn từ vựng rất nhanh.. Bố mẹ nên hát cho trẻ nghe hoặc cho trẻ nghe các chương trình ca nhạc thiếu nhi nhưng bố mẹ nhớ là hãy cùng thưởng thức và vui chơi cùng trẻ. Các bài hát này nên lặp lại nhiều lần để giúp con nhớ và tăng dần vốn từ mới tốt hơn.

  • Mở rộng những điều trẻ nói

Khi con nói những chữ đơn giản, đơn lẻ, bố mẹ hãy mở rộng các từ đó ra để tăng khả năng nói các câu hoàn chỉnh cho con. Ví dụ như con nói “quả táo”, hãy nói thêm là “con muốn ăn quả táo à”, “con thích quả táo này à”,…

  • Cho trẻ tham gia những hoạt động ngoại khóa

Việc cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa giúp trẻ tiếp xúc được nhiều bạn bè hơn và có cơ hội trải nghiệm được những hoạt động mới lạ.

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia trong ngành

Ngoài việc sử dụng các phương pháp trên, bố mẹ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để có kết quả tốt nhất.

Tìm trung tâm dạy trẻ chậm nói ở đâu?

Việc kết hợp với các phương pháp giáo dục khoa học và các chuyên gia hàng đầu sẽ giúp con khắc phục tình trạng chậm nói nhanh chóng. Vậy trung tâm dạy trẻ chậm nói nào ở Hà Nội uy tín và có kinh nghiệm trong việc dạy trẻ chậm nói.

Giáo dục Khai Tâm là một trong những trung tâm dạy trẻ chậm nói hàng đầu ở Hà Nội được nhiều phụ huynh tin tưởng. Hệ thống chương trình được thiết kế dựa trên chương trình đào tạo chuẩn của Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam và các phương pháp can thiệp tiên tiến trên thế giới, với đầy đủ các lĩnh vực: Kỹ năng sống, Giác quan, Toán học, Ngôn ngữ, Khoa học, Nghệ thuật, Âm nhạc,…ở giáo dục Khai Tâm cùng với sự kết hợp chặt chẽ với bố mẹ sẽ giúp con khắc phục được tình trạng chậm nói tốt nhất để cùng hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.

Chương trình đào tạo của Khai Tâm giúp trẻ phát triển đầy đủ các kỹ năng

Nếu có các thắc mắc gì về trẻ chậm nói, quý phụ huynh có thể liên hệ đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Khai Tâm theo thông tin sau để được giải đáp và tư vấn kịp thời:

  • Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Hotline: 037.829.8355
  • Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com

=========================================================

Các bài viết liên quan:

1. Trẻ chậm phát triển – Bố mẹ cần hiểu rõ để can thiệp sớm

2. Tìm trường cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở đâu tại Hà Nội?

3. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

4. Cách phân biệt chậm phát triển với tự kỷ và tăng động

5. Đặc biệt lưu ý với 10 biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ