Trẻ khiếm thính là trẻ bị khiếm khuyết cơ quan thính giác nhưng các em vẫn có nhu cầu học tập, giao tiếp và phát triển như những đứa trẻ bình thường khác. Vì vậy rất cần đến sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ từ gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt, để các em có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường xung quanh thì các phương pháp giáo dục trẻ khiếm thính đóng vai trò rất quan trọng. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp dạy trẻ khiếm thính, có thể áp dụng trong quá trình giáo dục trẻ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Phương pháp bắt chước
Trẻ em bị khiếm thính thường mất hoặc bị hạn chế khả năng nghe nên không thể nghe được nhiều loại âm thanh như trẻ em bình thường. Quá trình phân biệt các loại âm thanh hay ghi nhớ cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì thế phương pháp dạy trẻ bắt chước rất được khuyến khích sử dụng.
Phương pháp bắt chước giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ
Trẻ bình thường có thể tiếp nhận thông tin, nghe hiểu và tập nói thông qua âm thanh được phát ra, nhưng trẻ em khiếm thính thì không thể nghe hoặc không nghe hết được, nhưng trẻ lại có khả năng đọc hình miệng. Vì thế phương pháp bắt chước ở đây có thể hiểu là dạy cho trẻ tập nói và hiểu ý người khác bằng cách quan sát hình miệng và tập nhắc lại. Đây là một trong những phương pháp đóng vai trò chủ yếu để trẻ em khiếm thính có thể tiếp cận được với tiếng nói và giao tiếp được. Đọc hình miệng là phương pháp hiểu tiếng nói thông qua cơ quan phát âm (ở đây là cách chuyển động của môi và miệng). Ban đầu nên tập cho trẻ học cách phát âm từng từ đơn lẻ, sau đó tập đến câu, từ những câu đơn giản đến phức tạp và chủ yếu là những câu thường sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
Để phương pháp này đạt được hiệu quả cao nhất thì người truyền đạt phải phát âm đúng, chậm rãi, rõ ràng để trẻ dễ quan sát và đoán được nghĩa của từ/câu. Ngoài ra, không nên bắt trẻ học một cách máy móc, như thế trẻ sẽ nhanh quên và không sử dụng được. Người dạy nên gắn câu hoặc từ vào một tình huống/ngữ cảnh cụ thể vừa giúp trẻ dễ ghi nhớ vừa tạo được hứng thú cho trẻ. Nếu có phương pháp giảng dạy khoa học và luyện tập đều đặn hàng ngày thì với cách này, trẻ em khiếm thính có thể nghe hiểu nội dung câu nói khoảng 70-80%, vì thế mà quá trình giao tiếp sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Phương pháp luyện nghe
Đây là phương pháp tưởng chừng như không phù hợp với những trẻ em khiếm thính – mất khả năng nghe thế nhưng đây là một trong những phương pháp cực kỳ quan trọng để giúp trẻ nhận biết âm thanh và phục hồi chức năng nghe (đối với những trẻ điếc nhẹ và vừa). Theo nghiên cứu, trẻ khiếm thính – dù đang ở mức độ nào đi chăng nữa thì vẫn luôn còn sót lại một phần thính lực. Tuy nhiên, trẻ lại không thể tự mình sử dụng phần thính lực nhỏ đó để nghe mà phải thông qua việc huấn luyện hàng ngày. Vì thế, luyện nghe là phương pháp luyện cho trẻ cách nhận biết âm thanh, đặc biệt là nghe được tiếng nói thông qua phần thính lực còn sót lại của mình.
Đối với những trẻ em khiếm thính nặng thì trẻ chỉ có thể nghe được những âm thanh có âm lượng lớn như tiếng nổ, tiếng hét, tiếng trống,... vì vậy, khi luyện nghe cho những trẻ này thì nên bắt đầu từ những âm thanh đơn giản nhất, dạy cho trẻ cách phát hiện ra âm thanh, biết được nơi bắt nguồn của âm thanh đó. Đặc biệt, đối với tiếng nói trẻ rất khó để nghe và phân biệt được nên phải kiên trì luyện tập hàng ngày, đồng thời trong quá trình luyện nghe cần phải kết hợp với các giác quan khách như thị giác, xúc giác để nâng cao hiệu quả.
Đối với trẻ khiếm thính nhẹ và vừa, luyện nghe là phương pháp rất cần thiết để giúp trẻ phục hồi lại chức năng nghe. So với những trẻ khiếm thính nặng thì thính lực còn sót lại ở những trẻ khiếm thính nhẹ và vừa chiếm tỉ lệ cao hơn. Vì thế nếu trẻ được huấn luyện và luyện tập thường xuyên, đúng cách sẽ khả năng phục hồi lại chức năng nghe là rất cao. Ngoài luyện cho trẻ cách nhận biết âm thanh thì sử dụng máy trợ thính cũng là một phương pháp giúp trẻ luyện nghe hữu hiệu. Phương pháp này giúp trẻ nhận biết, ghi nhớ âm thanh dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Sử dụng máy trợ thính luyện nghe và hỗ trợ phục hồi khả năng nghe
Phương pháp dạy trẻ bằng 2 ngôn ngữ
Trong giai đoạn đầu học nói và giao tiếp, có nhiều trẻ khiếm thính không thể nghe và nói được, vì thế để hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ, người dạy có thể sử dụng thêm một ngôn ngữ khác đó là ngôn ngữ ngón tay. Chữ cái ngón tay là ngôn ngữ được sáng tạo ra để dành cho trẻ em khiếm thính, đây là dạng chữ viết không gian và có quy tắc sử dụng giống với chữ viết thông thường. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, mỗi chữ cái được biểu thị bằng các chuyển động của ngón tay. Với phương pháp sử dụng ngôn ngữ kí hiệu này, trẻ có thể nhận biết được chữ, tập đọc, hiểu được chính xác nội dung của người đối diện. Tuy nhiên, rất khó để sử dụng ngôn ngữ kí hiệu vào việc giảng dạy, nó chỉ là một trong những phương pháp hỗ trợ trong quá trình giúp phát triển khả năng nói và giao tiếp của trẻ.
Chữ cái ngón tay dành cho trẻ khiếm thính
Phương pháp kích thích sự tò mò và khả năng hoạt động của trẻ
So với những đứa trẻ bình thường, vốn từ vựng của trẻ không chỉ thể hiện bằng ngôn ngữ nói mà còn phải kể đến các cách biểu đạt khác như cử chỉ, kí hiệu. Vì thế có thể kích thích tư duy, sự tò mò và khả năng ngôn ngữ của trẻ khiếm thính bằng cách sử dụng đồ vật thật để minh họa. Vật thật là đồ dùng sinh động nhất, vừa thể kích thích sự tò mò, tạo hứng thú cho trẻ vừa có thể giúp trẻ hiểu và lĩnh hội kiến thức nhanh nhất. Trong trường hợp không sử dụng được đồ vật thật, thì người dạy có thể sử dụng mô hình, biểu tượng, tranh ảnh, kí hiệu để kích thích sự tò mò của trẻ và giúp trẻ ghi nhớ từ vựng lâu hơn.
Phương pháp dạy trẻ thông qua tranh ảnh, mô hình
Giáo dục trẻ đã khó, giáo dục trẻ em khiếm thính còn khó và cần phải kiên trì hơn nhiều lần. Thấu hiểu điều đó, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý Khai Tâm – một trong những trung tâm uy tín bậc nhất Hà Nội đã xây dựng nhiều phương pháp hiện đại, khoa học giúp hỗ trợ trẻ khiếm thính tăng khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, dễ dàng hòa nhập với cuộc sống xung quanh.
Ngoài ra, Trung tâm Khai Tâm còn có các khóa học ngắn hạn dành cho phụ huynh để kết nối và chia sẻ những phương pháp dạy trẻ em khiếm thính, giúp giảm áp lực và tăng hiệu quả trong quá trình giáo dục con. Hãy cùng Khai Tâm đồng hành với bé yêu để con tự tin hòa nhập và phát triển.
Nếu quý phụ huynh đang tìm kiếm trường khiếm thính Hà Nội hoặc có các thắc mắc liên quan đến trẻ khiếm thính, xin vui lòng liên hệ Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lý - Giáo dục Khai Tâm với thông dưới đây:
- Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
- Hotline: 037.829.8355
- Website: https://giaoduckhaitam.vn/
- Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com