Khiếm thính ở trẻ em ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển khả năng ngôn ngữ, học tập và sinh hoạt của trẻ. Để giúp phòng ngừa và điều trị bệnh khiếm thính ở trẻ em, trước hết bố mẹ cần hiểu rõ những vấn đề liên quan đến căn bệnh này như: khiếm thính là gì, nguyên nhân gây ra bệnh khiếm thính, biểu hiện, cách khắc phục bệnh và phương pháp giáo dục trẻ em mắc bệnh khiếm thính,… Cùng tham khảo qua bài viết sau.
Bệnh khiếm thính là gì?
Khiếm thính là tình trạng không nghe rõ hoặc không thể nghe được các âm thanh trong môi trường xung quanh, trong khi người khác có thể nghe được bình thường.
Theo y học, khiếm thính là một bệnh lý mà người bệnh bị suy giảm một phần hoặc toàn bộ khả năng nghe. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người được coi là khiếm thính khi thính lực của người đó bị suy giảm ở mức trung bình từ 50dB – 80dB hoặc trong phạm vi khoảng cách 1 mét mà không thể nghe được toàn bộ âm thanh của cuộc hội thoại thông thường.
Nếu khả năng nghe ở mức độ trung bình từ 50dB trở lên thì được xem là khiếm thính nhẹ, còn mức độ nghe bị mất ở mức 80dB trở lên, người bệnh chỉ có thể nghe được âm thanh của những tiếng động mạnh hoặc trong giao tiếp thông thường, phải nói sát tai mới nghe được thì được xem là khiếm thính ở mức độ nặng hay còn gọi là điếc. Thông thường, người bị điếc sẽ có nguy cơ mất khả năng nói, dẫn tới bệnh câm.
Như vậy, khiếm thính có thể hiểu là mất một phần hoặc toàn bộ khả năng nghe, bao gồm cả lãng tai và điếc. Những trẻ em bị khiếm thính bẩm sinh hoặc bị khiếm thính ngay từ những năm đầu đời sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ hoặc nghiêm trọng hơn có thể không nói được.
Bệnh khiếm thính gây khó khăn cho quá trình phát triển của trẻ
Nguyên nhân dẫn đến khiếm thính ở trẻ em
Chúng ta biết rằng, cấu tạo tai gồm 3 khu vực chính, đó là: tai ngoài, tai giữa và tai trong, quá trình truyền tải âm thanh sẽ diễn ra ở cả 3 bộ phận này. Khi một hoặc nhiều bộ phận của tai bị tổn thương, không thể thực hiện đúng chức năng của nó sẽ dẫn đến suy giảm thính lực. Quá trình lão hóa hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với những âm thanh có cường độ lớn sẽ làm cho tế bào thần kinh của ốc tai bị hao mòn dẫn đến tổn thương tai trong. Khi đó, sóng âm thanh không được truyền đến não, sẽ gây ra hiện tượng nghe kém hoặc điếc tai.
Tai ngoài có thể không thực hiện được chức năng truyền sóng âm của mình nếu ráy tai bị tích tụ quá nhiều làm chặn ống tai ngoài, vì thế dẫn đến thính lực bị suy giảm. Ngoài ra, xương tai phát triển bất thường làm ảnh hưởng tai giữa hay khi đột ngột nghe phải tiếng nổ lớn làm áp suất thay đổi, ngoáy tai quá mạnh hoặc tai bị nhiễm trùng có thể dẫn đến thủng màng nhĩ gây mất khả năng nghe.
Các bộ phận của tai bị tổn thương là nguyên nhân dẫn đến khiếm thính
Trường hợp trẻ em đang mắc phải các bệnh nguy hiểm khác như viêm màng não , sốt cao,… có thể dẫn đến nguy cơ làm hỏng ốc tai cũng gây nên tình trạng bị giảm thính lực. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc hóa trị với liều lượng cao trong khoảng thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếm thính.
Trong quá trình mang thai, người mẹ bị nhiễm trùng, bị rối loạn thần kinh, bị chấn thương vùng đầu, dẫn đến biến chứng khi sinh con là trẻ có nguy cơ bị mắc bệnh khiếm thính.
Ngoài ra, nguyên nhân chính dẫn đến khiếm thính ở trẻ nhỏ là do gen hoặc do di truyền bởi người thân của bé cũng bị mắc chứng khiếm thính. Bên cạnh yếu tố di truyền còn có một vài trẻ bị mắc bệnh khiếm thính bên cạnh một hội chứng khác. Ví dụ trẻ vừa mắc chứng mắc thính giác, vừa mắc hội chứng Down.
Trong quá trình mang thai, người mẹ có thói quen sinh hoạt không tốt, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như bia rượu, thuốc lá, ma túy,… hoặc mắc các bệnh như sởi, thủy đậu, quai bị,… làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến biến chứng khiếm thính do di truyền.
Khiếm thính gồm những loại nào?
Khiếm thính không phải là bệnh lý không thể chữa được, vì thế hiểu rõ thế nào là khiếm thính và các loại khiếm thính sẽ giúp phát hiện được bệnh sớm và quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Có thể phân loại khiếm thính dựa vào vị trí tổn thương và mức độ nghe được của bệnh nhân.
Theo vị trí tổn thương của các bộ phận trong tai
Với cách phân loại theo vị trí tổn thương thì khiếm thính bao gồm 4 loại như sau:
- Loại tiếp nhận: được xác định khi tai ngoài và tai giữa bị tổn thương, không thực hiện được chức năng truyền sóng âm thanh.
- Loại dẫn truyền: xuất hiện khi tai trong gặp tổn thương
- Loại khiếm thính hỗn hợp: xuất hiện khi cả 3 bộ phận chính của tai là tai ngoài, tai giữa và tai trong đều bị tổn thương ở mức độ nặng.
- Loại trung ương: không phải do các bộ phận của tai bị mất chức năng mà do bị tổn thương ở não hoặc hệ thần kinh số 8.
Theo mức độ nghe của bệnh nhân
Dựa vào mức độ nghe của bệnh nhân, khiếm thính có thể được phân chia như sau:
- Không nghe được ở mức độ nhẹ: bệnh nhân có thể nghe được tiếng nói với âm lượng bình thường nhưng không nghe được các loại âm thanh có cường độ nhỏ như tiếng nói thì thầm hoặc không thể nghe được tiếng nói của người khác ở nơi ồn ào, đông đúc.
- Không nghe được ở mức độ trung bình: là trường hợp không nghe được tiếng nói thì thầm, tiếng nói có âm lượng bình thường và không thể nghe được tiếng nói ở môi trường ồn ào, đông đúc.
- Không nghe được ở mức độ nặng: là trường hợp không thể nghe được kể cả âm thanh của tiếng nói to, phải ghé sát vào tai và hét lớn mới nghe được.
- Mất khả hoàn toàn khả năng nghe: Bệnh nhân không thể nghe được kể cả âm thanh của tiếng nói khi hét sát vào tai, phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ khác như máy trợ thính thì mới có thể nghe được.
Dấu hiệu để nhận biết khiếm thính là gì?
Có thể nhận biết bệnh khiếm thính ở trẻ em thông qua các triệu chứng như sau:
Đối với trẻ sơ sinh:
- Khi gặp những âm thanh ồn ào trẻ không có phản ứng giật mình
- Khi được hơn 6 tháng tuổi, trẻ không nhận biết được nguồn phát ra âm thanh, không hề quay về phía phát ra nguồn âm thanh.
- Khi được khoảng 1 tuổi, trẻ không thể phát âm được từ đơn nào, ví dụ như “mẹ” hay “bố”
- Khi được người khác gọi tên nhưng trẻ không quay đầu lại, có thể do trẻ mất tập trung, không để ý hoặc làm lơ, nhưng trong nhiều trường hợp là do trẻ mắc chứng lãng tai, khả năng bị bệnh khiếm thính rất cao.
- Dường như trẻ chỉ nghe được một vài âm thanh, còn những âm thanh khác thì không nghe được.
Đối với trẻ nhỏ:
- Khi trẻ đã đến giai đoạn có thể nói thành thạo nhưng vẫn bị ngập ngừng, nói không rõ ràng.
- Không làm theo sự hướng dẫn, chỉ bảo của bố mẹ. Có thể là do trẻ bị mất tập trung, nhưng trong nhiều trường hợp, do trẻ bị mất thính lực một phần hoặc toàn bộ nên nghe không rõ hoặc không nghe được những gì bố mẹ nói.
- Lúc xem phim, trẻ phải bật âm lượng tivi ở mức cao nhất
Trên thực tế, biểu hiện của bệnh khiếm thính ở mỗi đứa trẻ là khác nhau, nếu trẻ có những biểu hiện trên hoặc bạn nghi ngờ con mình có biểu hiện của bệnh khiếm thính thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, dò thính lực và có phương pháp điều trị kịp thời nếu không may bị mắc bệnh khiếm thính. Việc kiểm tra thính lực là phương pháp dễ tiến hành, không gây đau cho trẻ, có tác dụng chẩn đoán tình trạng thính lực của trẻ. Thăm dò thính lực chỉ diễn ra trong vòng khoảng vài phút.
Kiểm tra thính lực giúp sàng lọc bệnh khiếm thính ở trẻ
Đối với trẻ sơ sinh, không quá một tháng tuổi đều phải tiến hành kiểm tra thính lực. Trong quá trình kiểm tra, trẻ không vượt qua được thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi kiểm tra thính lực toàn diện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước khi trẻ được 3 tháng tuổi.
Đối với trẻ nhỏ, cần kiểm tra thính lực cho trẻ bất cứ lúc nào mà bạn cho rằng tẻ có những biểu hiện không tốt về mặt nghe, nói. Nếu trong quá trình kiểm tra, thăm dò thính lực trẻ không vượt qua được thì cần phải tiến hành kiểm tra thính lực toàn diện cho trẻ càng sớm càng tốt.
Biện pháp phòng ngừa khiếm thính ở trẻ em
Từ các nguyên nhân dẫn đến bệnh khiếm thính được nếu ở trên, để tránh được nguy cơ mắc bệnh khiếm thính, các bậc phụ huynh cần phải chuẩn bị các phương pháp phòng ngừa bệnh cho con ngay trong thời kì mang thai. Một số biện pháp phòng ngừa có thể áp dụng như sau:
- Trong quá trình mang thai, các bà mẹ phải chăm sóc và giữ thân thể khỏe mạnh, học cách phòng ngừa và tránh để mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh liên quan đến não và thần kinh.
- Khi trẻ sinh được sinh ra, cần phải tiến hành kiểm tra thính lực và tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
- Tránh để trẻ tiếp xúc với những âm thanh quá lớn như tiếng nổ, tiếng hét, âm lượng tivi to,…
- Cần tìm đến sự tư vấn và trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ con mình có những biểu hiện của bệnh khiếm thính.
Phương pháp điều trị khiếm thính ở trẻ em
Mất thính lực một phần hay toàn bộ đều gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ, tư duy, các kỹ năng xã hội khác của trẻ. Vì thế, khi trẻ mắc bệnh khiếm thính thì cần có những biện pháp điều trị, can thiệp ngay để tình trạng bệnh của trẻ không trở nên nghiêm trọng. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh khiếm thính tùy thuộc vào chủng loại và nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh khiếm thính đang được áp dụng hiện nay.
Sử dụng thuốc và tiểu phẫu:
Nếu trẻ được phát hiện và chẩn đoán bệnh khiếm thính kịp thời thì có thể sử dụng phương pháp uống thuốc để cải thiện thính lực. Trường hợp này, bệnh khiếm thính có thể được gây ra do trẻ bị bệnh nhiễm trùng tai mãn tính. Bệnh này được hình thành bởi quá trình tích tụ dịch, được lưu lại sau màng nhĩ hoặc trong khoang tai giữa, ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền tín hiệu âm thanh. Hầu hết, bệnh nhiễm trùng tai có thể được chữa trị bằng cách theo dõi và uống thuốc. Ngoài ra, nếu uống thuốc vẫn khống để đáp ứng được thì cần phải tiến hành tiểu phẫu để dẫn dịch lưu ra ngoài.
Sử dụng máy trợ thính:
Đây là phương pháp điều trị bệnh khiếm thính phổ biến nhất hiện nay, áp dụng cho những bệnh nhân bị khiếm thính ở mức độ trung bình, tức là thính lực còn sót lại đáng kể, chưa mất hoàn toàn khả năng nghe. Chức năng của máy trợ thính đó là giúp người bị khiếm thính có thể nghe được âm thanh tiếng nói và giao tiếp dễ dàng hơn. Ngoài ra, đeo máy trợ thính còn giúp cho việc phục hồi khả năng nghe ở người khiếm thính đạt hiệu quả cao hơn. Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều loại máy khiếm thính, người bệnh cần biết rõ tình trạng bệnh của mình để lựa chọn máy khiếm thính phù hợp.
Cấy ốc tai điện tử:
Đây là phương pháp được áp dụng cho những trẻ bị khiếm thính bẩm sinh hoặc nhuwnhx người bị khiếm thính ở mức độ nặng. Phương pháp này được tiến hành bằng cách đặt thiết bị sau tai kết hợp với dây diện cực nối vào trong ốc tai, bộ thiết bị này sẽ tiếp nhận và xử lý âm thanh, kích thích trực tiếp lên dây thần kinh thính giác và não bộ, chuyển tín hiệu âm thanh đến bệnh nhân mà không đi qua phần ống tai, màng nhĩ và tai giữa. Ốc tai điện tử có cơ chế hoạt động thay thế cho chức năng của tế bào bị hư tổn trong ốc tai và nếu được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao hơn máy trợ thính.
Cấy ghép thính giác thân não:
Các bệnh nhân có tình trạng khiếm thính đang dần trở nên nghiêm trọng, thính lực còn lại không đáng kể thì phương pháp cấy ghép thính giác thân não được ưu tiên sử dụng để phục hồi thính giác. Ngoài ra, trong những trường hợp như: hỏng dây thần kinh thính giác, tai trong có hình dạng bất thường, viêm màng não dẫn đến sẹo ở tai trong, có những tổn thương do nứt vỡ xương hộp sọ gây ra,… máy trợ thính không hỗ trợ được vì thần kinh thính giác không thể truyền tín hiệu âm thanh đến não thì bệnh nhân sẽ được khuyến cáo sử dụng phương pháp cấy ghép thính giác thân não. Bản chất của phương pháp này đó là chèn điện cực vào quá trình dẫn truyền âm thanh, không thông qua tai trong và thần kinh thính giác mà kích thích trực tiếp não bộ, giúp truyền tín hiệu âm thanh đến người bệnh.
Phương pháp giáo dục trẻ em bị mắc bệnh khiếm thính
Trẻ em mắc bệnh khiếm thính có thể gặp khó khăn trong quá trình học ngôn ngữ, giao tiếp, trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để trẻ mắc bệnh khiếm thính có thể phát triển được bình thường và hòa nhập với môi trường xung quanh thì rất cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ, nhà trường và toàn xã hội. Bên cạnh đó, phương pháp giáo dụn trẻ em bị mặc bệnh khiếm thính cũng cực kì quan trọng, dưới đây là một số phương pháp giáo dục trẻ khiếm thính phổ biến nhất hiện nay.
Dạy trẻ học nói bằng cách tập đọc khẩu hình miệng
Đây là phương pháp rất cần thiết khi dạy trẻ em bị khiếm thính, bởi khi mắc bệnh, trẻ bị mất một phần hoặc toàn bộ thính lực, quá trình nghe hiểu và học ngôn ngữ gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ khó có thể nghe hoặc không thể nghe được tiếng nói của người đối diện vì vậy phương pháp tập đọc khẩu hình miệng (hay còn gọi là phương pháp tập đọc hình môi) thực chất là trẻ dựa vào chuyển động của môi người đối diện để đoán ra âm thanh, nội dung mà người đó muốn truyền đạt. Phương pháp này giúp trẻ có thể đọc được, hiểu được những gì mà người đối diện muốn nói, từ đó có thể giao tiếp tốt hơn. Phương pháp này cũng đòi hỏi người dạy phải phát âm rõ ràng, chính xác, có khẩu hình môi phù hợp để trẻ có thể dễ dàng học được.
Nâng cao khả năng tư duy và ngôn ngữ của trẻ thông qua hình ảnh, mô hình
Do trẻ khiếm thính gặp vấn đề về thính giác nên phương pháp giúp trẻ có thể tư duy và hiểu bài như các bạn khác đó là hướng dẫn trẻ sử dụng thành thạo hai giác quan còn lại đó là thị giác và xúc giác. Phương pháp này có thể được tiến hành bằng cách chuẩn bị các tài liệu bằng hình ảnh, mô hình để dạy trẻ. Điều này vừa giúp tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình học tập, vừa giúp kích thích tư duy của trẻ, giúp trẻ dễ dàng nhận biết được thông điệp của người dạy và ghi nhớ được lâu hơn.
Dạy trẻ bằng đồng thời hai ngôn ngữ
Trẻ khiếm thính ngoài việc sử dụng chữ viết thông thường thì còn có thể sử dụng và hiểu được ngôn ngữ kí hiệu – ngôn ngữ dành riêng cho trẻ khiếm thính. Việc dạy trẻ khiếm thính bằng hai ngôn ngữ tương đối dễ dàng vì ngôn ngữ kí hiệu vốn dĩ xuất phát từ ngôn ngữ tự nhiên, có cách viết giống nhau, chỉ khác ở chỗ ngôn ngữ kí hiệu được biểu thị bằng các kí hiệu của ngón tay. Ngôn ngữ kí hiệu sẽ có tác dụng củng cố vốn từ vựng của trẻ, giúp trẻ có thể nghe hiểu dễ dàng và chính xác. Thường xuyên rèn luyện phương pháp này sẽ giúp cho khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ khiếm thính được cải thiện hơn.
Phương pháp luyện nghe
Đây là phương pháp được sử dụng cho trẻ em không bị mất hoàn toàn khả năng nghe, tức là vẫn còn một phần thính lực. Cần rèn luyện cho trẻ cách nhận biết âm thanh, nguồn phát ra âm thanh, phân biệt nguồn âm thanh và ý nghĩa của từng loại âm thanh. Phương pháp này giúp trẻ có những phản ứng cần thiết trong từng trường hợp cụ thể, giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống bình thường và góp phần phục hồi khả năng nghe của trẻ.
Khiếm thính không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng gây ra không ít khó khăn cho quá trình phát triển của trẻ. Để giúp cho trẻ khiếm thính được phát triển bình thường, cha mẹ cần phải kiên trì lắng nghe con và có những biện pháp can thiệp, giáo dục phù hợp. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý Khai Tâm – một trong những trung tâm uy tín bậc nhất Hà Nội đã xây dựng nhiều phương pháp hiện đại, khoa học giúp hỗ trợ trẻ khiếm thính tăng khả năng ngôn ngữ, dễ dàng hòa nhập với cuộc sống xung quanh, Ngoài ra, thông qua các khóa học ngắn hạn, Trung tâm còn kết nối, chia sẻ những phương pháp dạy trẻ em khiếm thính, giúp giảm áp lực và tăng hiệu quả trong quá trình giáo dục con cho các bậc phụ huynh.
Nếu quý phụ huynh đang tìm kiếm trường khiếm thính Hà Nội hoặc có các thắc mắc liên quan đến trẻ khiếm thính, xin vui lòng liên hệ Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lý - Giáo dục Khai Tâm với thông dưới đây:
- Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
- Hotline: 037.829.8355
- Website: https://giaoduckhaitam.vn/
- Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com