Trong thời gian gần đây, tự kỷ không còn là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Vậy nguyên nhân trẻ bị tự kỷ là do đâu? Cùng tham khảo top những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh tự kỷ ở trẻ để phòng ngừa và ngăn chặn.
Bệnh tự kỷ là gì?
Tự kỷ được coi là chứng rối loạn phát triển thể hiện qua những khiếm khuyết về các mặt như tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và những hành vi sở thích bị hạn chế, lặp đi lặp lại một cách cứng ngắc làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ.
Bệnh tự kỷ ở trẻ thường xuất hiện ở những năm đầu đời, tỉ lệ bé trai mắc bệnh cao hơn bé gái, dễ dàng phát hiện được bệnh trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi. Nếu trẻ được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời cùng sự hỗ trợ của gia đình, thầy cô và bạn bè, trẻ tự kỷ có khả năng cao khắc phục được các khiếm khuyết của bản thân và hòa nhập với cộng đồng.
Hình 1 - Việc phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa rất lớn trong việc chữa trị cho trẻ tự kỷ
Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ
Hiện nay, nguyên nhân trẻ tự kỷ vẫn chưa được các nhà khoa học kết luận một cách đầy đủ, toàn diện nhưng có một số yếu tố được coi là nguyên nhân thuận lợi gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ em, cụ thể như sau:
Thiếu sự quan tâm từ phía gia đình
Đây được coi là một trong số những nguyên nhân quan trọng gây ra chứng tự kỷ ở trẻ. Công việc bận rộn, các bậc phụ huynh đều tất bật lo chuyện cơm áo gạo tiền mà quên đi việc quan tâm, chăm sóc cho trẻ. Điều này khiến trẻ cảm thấy cô đơn, lạc lõng ngay trong chính ngôi nhà của mình vì thiếu đi tình thương mà đáng ra trẻ phải nhận được, nhất là ở thời kỳ quan trọng để trẻ phát triển và hoàn thiện các vấn đề về tâm sinh lý.
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng vẫn chưa thể tìm ra được tổ hợp gen hay gen nào gây ra rối loạn đóng vai trò chứng minh cho sự bất thường đó... Trong gia đình, trẻ có anh chị mắc tự kỷ có nhiều nguy cơ mắc tự kỷ, trường hợp những cặp song sinh cùng mắc bệnh khá cao,…
Người mẹ mắc phải bệnh lý trong thời kỳ thai sản
Giai đoạn mang thai luôn được coi là rất nhạy cảm vì sức đề kháng của người mẹ bị suy giảm nên nguy cơ mắc các bệnh về virus và nhiễm khuẩn rất cao. Ngoài ra, các bà mẹ còn phải hạn chế sử dụng thuốc vì các tác dụng phụ mà thuốc đem lại cho thai nhi rất nguy hiểm không thể lường được.
- Người mẹ bị nhiễm virus thủy đậu, sởi,… gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Đặc biệt là khi mắc virus Rubella trong thai kỳ có tỷ lệ lớn phát sinh quái thai, tăng nguy cơ mắc bệnh lý tâm thần ở trẻ.
- Các bệnh lý về tuyến giáp, đái tháo đường trong thai kỳ có thể làm não thai nhi kém phát triển, gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.
- Trong quá trình mang thai, người phụ nữ rất dễ gặp những biến đổi về tâm lý và cơ thể, thích ứng kịp là điều khó khăn với nhiều người. Vì vậy, có những bà bầu vì stress mà sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc tá tràng, thuốc điều trị dạ dày,… những loại thuốc này là tiền đề phát sinh tự kỷ, gây ảnh hưởng lớn đến bộ não của trẻ.
Môi trường sống chứa chất độc hại
Môi trường sống độc hại cũng là một trong những nguyên nhân trẻ bị tự kỷ. Có thể kể đến các chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nhất là ở những vùng nông thôn. Điều này gây ra bất thường về gen làm ảnh hưởng đến thai phụ.
Yếu tố não bộ bị tổn thương
Các yếu tố dẫn đến não bộ bị tổn thương, làm tăng tỷ lệ mắc chứng tự kỷ cao ở trẻ:
- Trẻ bị sinh non dưới 37 tuần dẫn đến cân nặng khi sinh thấp (dưới 2,5 kg).
- Khi sinh bị ngạt hoặc thiếu oxy.
- Can thiệp sản khoa dẫn tới chấn thương sọ não, chảy máu não – màng não.
- Nhiễm khuẩn thần kinh: Viêm màng não, viêm não.
- Bị nhiễm độc thủy ngân.
Đối tượng nguy cơ bệnh tự kỷ ở trẻ em
Các đối tượng có nguy mắc bệnh tự kỷ cao ở trẻ em thường gặp đó là:
- Trẻ bị cha mẹ, người thân bỏ bê, không được quan tâm và chăm sóc.
Hình 2 - Thiếu quan tâm đến con cái là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở trẻ em
- Cha mẹ của trẻ có di chứng tự kỷ thì con cái cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao hơn so với bình thường.
- Mẹ bị stress lúc mang thai.
- Trẻ bị áp lực từ gia đình và xã hội khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và chán nản, tự thu mình với cộng đồng.
- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với các chất độc hại.
- Ít giao tiếp, không có bạn bè hay anh em cùng trang lứa.
- Trẻ sử dụng điện thoại thông minh, xem tivi quá nhiều.
Cách phòng tránh tự kỷ ở trẻ em
Những việc mà các thai phụ có thể làm để phòng ngừa tự kỷ cho con từ sớm:
- Giảm tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Phụ nữ có thai nên ở trong nhà, ngoài ra còn phải bảo vệ mình khỏi những nơi ô nhiễm như khu vực nhiều khói bụi, đông người, hạn chế ra đường vào giờ cao điểm,… nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Tránh xa những chất độc hại: Phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, nước uống trong chai nhựa, tốt nhất không sử dụng các loại mỹ phẩm có mùi thơm.
- Kế hoạch hóa gia đình: Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nếu các lần thụ thai cách nhau từ 2 – 5 năm sẽ giảm được nguy cơ trẻ mắc tự kỷ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc: Ở trên đã nêu ra những tác hại của thuốc khi sử dụng trong thai kỳ, vì vậy thai phụ cần hỏi ý kiến bác sĩ, không tự tiện uống các loại thuốc trị bệnh trong khi mang thai.
- Giữ gìn sức khỏe, tâm trạng thoải mái: Phụ nữ mang thai cần nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và khoa học. Ngoài ra, việc dành nhiều thời gian để thư giãn, đọc sách, nghe nhạc,… sẽ giúp cả mẹ và thai nhi được thư giãn.
Cách để giúp trẻ phòng tránh tự kỷ tốt nhất có lẽ chính là sự quan tâm và chăm sóc của cha mẹ. Trẻ em giống như một tờ giấy trắng, rất non nớt và dễ tổn thương, vì vậy cha mẹ hãy luôn bên cạnh để động viên và làm nguồn động lực để cho trẻ có thể phát triển bình thường như các bạn đồng trang lứa.
Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh tự kỷ, các bậc phụ huynh hãy đưa con đi khám và tìm ra hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, để tạo cho con có những kỹ năng tự lập và bồi đắp những khiếm khuyết, cha mẹ có thể đưa con đến học tại những trung tâm chăm sóc, dạy trẻ tự kỷ uy tín. Giáo dục Khai Tâm – môi trường hoàn hảo cho các con có thể hình thành đầy đủ những yếu tố để hòa nhập với cuộc sống, với đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm và tận tâm với nghề sẽ là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em của mình.
Hình 3 - Can thiệp sớm Khai Tâm – Nơi thắp sáng tương lai cho các con
Khi có bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề liên quan đến trẻ tự kỷ, quý phụ huynh có thể liên hệ đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Khai Tâm để được giải đáp và tư vấn nhiệt tình.
Thông tin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM
-
Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
-
Hotline: 037.829.8355
-
Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com