Việc nhận diện được các dấu hiệu trẻ tự kỷ với trẻ phát triển bình thường là điều rất quan trọng mà bố mẹ cần phải biết. Bài viết sau sẽ nêu lên các cách nhận biết theo từng giai đoạn để bố mẹ dễ dàng tham khảo hơn.
Tự kỷ ở trẻ em được coi là một rối loạn phát triển lan tỏa mức độ từ nhẹ đến nặng và diễn biến kéo dài suốt cuộc đời, khiến trẻ mắc bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy vậy, nếu trẻ được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời cùng sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và bạn bè, trẻ tự kỷ sẽ có khả năng khắc phục các khiếm khuyết của bản thân và hòa nhập với cộng đồng.
Cách nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ
Dấu hiệu điển hình của một đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ chính là trẻ sẽ mắc khiếm khuyết ở 3 lĩnh vực:
- Giao tiếp và hành vi:
- Không dùng lời nói để nêu ra yêu cầu của mình hoặc tương tác với người khác.
- Lặp lại những gì nghe được trên tivi hoặc người khác nói một cách vô nghĩa.
- Không có phản ứng khi được người khác gọi tên hay với các âm thanh khác.
- Không phân biệt được đại từ xưng hô (Ví dụ như gọi bạn là “tôi”, xưng mình là “bạn”.)
- Không muốn giao tiếp với mọi người, ngay cả cha mẹ.
- Không thể bắt đầu hay tiếp tục một cuộc hội thoại.
- Một số trẻ tự kỷ có khả năng học thuộc lòng các con số, chữ cái, bài hát,… rất tốt.
- Có thể mất luôn ngôn ngữ và những kỹ năng giao tiếp khác.
- Không biết chơi các trò chơi giả vờ, tưởng tượng.
- Chậm nói, giọng nói khác thường.
- Tương tác xã hội:
- Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt.
- Không cười, không có các biểu cảm trên khuôn mặt.
- Không quan tâm đến những sự việc mà người khác đang chú ý.
- Không kết bạn và chơi một mình.
- Không biết tỏ ra đồng cảm với các sự vật, sự việc khác.
- Không thể cảm nhận được thái độ, tình cảm của người khác bằng cách nhìn vào biểu cảm trên khuôn mặt họ.
- Có một số trẻ rất sợ khi gặp người lạ, chỗ lạ nhưng có trẻ lại không biết lạ ai, không để ý đến xung quanh.
Hình 1 - Trẻ tự kỷ thường chỉ chơi một mình
- Sở thích của trẻ thu hẹp và bị rập khuôn, lặp đi lặp lại.
- Thường xuyên có các hành động như lắc lư người, đập tay, nhảy, đi kiễng gót,…
- Thích lặp lại thói quen mỗi ngày (chỉ đi một con đường đi học, thích ăn một món ăn, thích mặc một bộ đồ, nằm ngủ một tư thế) và rất khó khăn để thay đổi.
- Bị ám ảnh bởi một số sự vật hoặc sự việc.
- Thay vì chơi đồ chơi thì chỉ chơi với các bộ phận của món đồ chơi.
- Ít có cảm giác với sự đau đớn, không có phản ứng với sự nguy hiểm.
- Có trẻ rất nhạy cảm, có trẻ không nhạy cảm với tất cả âm thanh, ánh sáng, mùi vị,…
- Sử dụng ánh mắt hay tầm nhìn khác biệt khi nhìn vào các sự vật, sự việc.
Ngoài ra, trẻ còn có thể bị rối loạn cảm giác và tăng hoạt động. Một số nghiên cứu còn cho rằng những trẻ tự kỷ có phần trán rộng hơn, mắt to hơn, miệng và nhân trung rộng hơn, má và mũi ngắn hơn so với những đứa trẻ phát triển bình thường.
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh
Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể xuất hiện từ những năm đầu đời của trẻ, tuy nhiên thời gian dễ dàng phát hiện được bệnh nhất trong thường trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi. Đối với trẻ em sơ sinh từ 6 – 8 tuần tuổi thường giao tiếp với những người xung quanh qua ánh mắt, nếu thấy ánh mắt trẻ vô hồn và không quan tâm đến mọi người ngay cả bố mẹ thì nguy cơ trẻ mắc tự kỷ là khá cao.
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 12 tháng
Các dấu hiệu của trẻ tự kỷ 12 tháng tuổi dễ nhận biết đến đó là:
- Không biết quay đầu lại khi người khác gọi tên của mình, ngay cả khi tên của trẻ lặp được lặp lại nhiều lần. Thế nhưng trẻ lại có thể phản ứng với những âm thanh khác như quảng cáo trên tivi.
- Trẻ không bập bẹ hay thì thầm ngôn ngữ của riêng mình.
- Trẻ không có những biểu hiện hay tạo tiếng ồn để thu hút sự chú ý.
- Không có các hành động như chỉ, vẫy tay, với tay, cười đáp,…
- Có những biểu hiện bất thường về hành vi như đi nhón ngót, lắc lư người, đập tay,… thường xuyên.
- Chơi một mình, hay xem tivi, quảng cáo, luôn cầm nắm một thứ trong tay,…
- Không có biểu cảm xuất hiện trên khuôn mặt.
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 2 tuổi
Các biểu hiện tự kỷ ở trẻ 2 tuổi đó là:
- Không nói được câu có 2 từ trở lên.
- Chậm nói.
- Mất đi những kỹ năng ngôn ngữ đã đạt được.
- Không tương tác với trẻ cùng tuổi, không để ý đến thái độ và tình cảm của người khác.
- Không biết bày tỏ sự thích thú hay đòi chơi một món đồ chơi với cha mẹ.
Phải làm gì khi phát hiện dấu hiệu trẻ tự kỷ?
Sau khi phát hiện ra trẻ có những dấu hiệu của bệnh tự kỷ, cha mẹ cần phải:
- Đưa trẻ đi kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Tìm hiểu về căn bệnh này, tạo ra môi trường sống ổn định phù hợp với trẻ.
- Dành nhiều thời gian để chơi và dạy trẻ, ít nhất 3h/ngày.
- Hạn chế cho trẻ xem tivi, dạy trẻ chỉ ngón tay vào các bộ phận trên cơ thể, đồ vật, tranh ảnh.
- Dạy cho trẻ các cử chỉ giao tiếp đơn giản: ạ, chào, hoan hô, bắt tay,…
- Luôn khuyến khích, động viên để khích lệ tinh thần cho trẻ.
- Tập cho trẻ tự xúc đồ ăn, uống nước, mặc quần áo, đi vệ sinh,…
- Cho trẻ xếp giấy, vẽ tranh, tô màu hoặc vận động nhẹ như đi bộ, bò, lăn trượt,…
Hình 2 - Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian quan sát, tương tác để hiểu trẻ hơn
Ngoài những biện pháp trên, điều quan trọng nhất là can thiệp giáo dục sớm cho trẻ, nhất là ở độ tuổi từ 2 – 4 tuổi để trẻ có thể khắc phục những khiếm khuyết, hòa nhập cùng bạn bè cùng trang lứa trước khi bước vào cấp Tiểu học. Can thiệp sớm Khai Tâm – môi trường giáo dục đặc biệt tạo ra cơ hội cho trẻ tự kỷ với đội ngũ giáo viên đều có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, yêu trẻ, tâm huyết với nghề,… thường xuyên tổ chức các lớp kỹ năng sống, luyện chữ đẹp, tiền tiểu học, toán UCMAS,… cho trẻ. Ngoài ra, can thiệp sớm Khai Tâm còn đào tạo những khóa ngắn hạn cho phụ huynh có con em mắc bệnh tự kỷ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ.
Hình 3 - Giáo dục Khai Tâm – Nơi thắp sáng niềm tin cho trẻ tự kỷ
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan đến trẻ tự kỷ, quý phụ huynh có thể liên hệ đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Khai Tâm để được giải đáp và tư vấn nhiệt tình.
Thông tin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM
- Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
- Hotline: 037.829.8355
- Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com