Kiến thức

Giải đáp thắc mắc về trẻ tự kỷ bố mẹ cần phải biết
24 Tháng 10
Đăng bởi:  Khai Tâm

Giải đáp thắc mắc về trẻ tự kỷ bố mẹ cần phải biết

Chứng rối loạn phát triển tâm lý tự kỷ đã không còn quá xa lạ khi ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ em, căn bệnh này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này và gây ra những tổn hại tinh thần cho trẻ nhỏ. Để hiểu thêm về tình trạng trẻ tự kỷ và những phương pháp điều trị và dạy trẻ có hiệu quả, mời quý phụ huynh tham khảo bài viết sau.

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ tiếng Anh là autism, đây là chứng rối loạn tâm lý sớm. Tự kỷ thường xuất hiện nhiều ở trẻ em, có thể xuất hiện từ những năm đầu đời của trẻ, dễ dàng phát hiện được bệnh trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi, đây là chứng bệnh khuyết tật phát triển kéo dài suốt đời.

Hình 1 - Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường cô lập chính mình

Khi mắc chứng tự kỷ, trẻ thường cô lập chính mình với thế giới xung quanh, gặp nhiều khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, thiếu tự chủ trong hành động, sở thích bị hạn chế, nhận thức không phát triển đi đôi với các hành vi cứng ngắc, lặp đi lặp lại, làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ.

Tự kỷ được phân loại dựa trên những yếu tố sau:

- Theo thời điểm trẻ mắc bệnh tự kỷ:

  • Tự kỷ điển hình: Hay còn gọi là tự kỷ bẩm sinh, được phát hiện ngay khi trẻ sinh ra đến trước 3 tuổi, dấu hiệu là những biểu hiện của sự phát triển chậm so với độ tuổi.

  • Tự kỷ không điển hình: Từ khoảng thời gian 12 – 30 tháng tuổi, trẻ vẫn phát triển bình thường nhưng sau đó lại đột ngột không phát triển hay mất đi những kỹ năng đã học được, có những dấu hiệu bất thường khác.

- Theo khả năng trí tuệ, chỉ số thông minh và khả năng ngôn ngữ:

  • Trẻ tự kỷ có trí thông minh cao và có thể nói: Không xuất hiện những hành vi tiêu cực nhưng trẻ rất thụ động và có những hành vi bất thường. Trẻ có thể đọc được sớm trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tuổi, có kỹ năng quan sát tốt, mặc dù có xu hướng bị ám ảnh nhưng khi trưởng thành, trẻ có thể nhận thức tốt hơn.

  • Trẻ tự kỷ có trí thông minh cao và không thể nói: Kỹ năng nói với những kỹ năng khác như vận động, thực hiện,… có sự khác biệt hoàn toàn. Khi tiếp nhận những kích thích về thính giác, trẻ có thể sẽ quá nhạy cảm. Các hành vi,  hành động có thể có sự bất thường nhưng ở mức độ nhẹ. Kỹ năng quan sát khá tốt, thường giữ yên lặng hoặc cô lập bản thân với mọi thứ xung quanh.

  • Trẻ tự kỷ có trí tuệ thấp và có thể nói: Trẻ thường xuyên có các hành vi như la hét to, bứt tóc,… mức độ hung hãn càng tăng dần khi trẻ lớn hơn. Trí nhớ không tốt, hay nói lặp đi lặp lại những lời vô nghĩa, khả năng tập trung cũng không cao. Có thể nói trong các dạng, đây là dạng tự kỷ khiến trẻ có hành vi kém nhất.

  • Trẻ tự kỷ có trí tuệ thấp và không thể nói: Trẻ hay im lặng, chỉ có thể nói ít từ hoặc dùng những cử chỉ khiêm tốn. Có sự nhạy cảm với những tiếng động hay âm thanh, có niềm quan tâm đặc biệt đến các loại máy móc. Trẻ không thích giao lưu, kết bạn hay thân thiết với người khác.

- Theo các mức độ: 

  • Mức nhẹ: trẻ tự kỷ nhẹ có thể giao tiếp với mọi người xung quanh bằng mắt một cách bình thường, có thể nói nhưng rất hạn chế, có thể học được những hoạt động đơn giản.

  • Mức trung bình: Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp bằng mắt khá hạn chế.

  • Mức nặng: Trẻ không thể giao tiếp bằng mắt, giao tiếp ngôn ngữ với người ngoài.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ là gì?

Tùy vào mỗi cá thể mà chứng tự kỷ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, dễ dàng nhận thấy nhất chính là ở 3 năm đầu đời của trẻ. Số trẻ mắc chứng tự kỷ vẫn không ngừng tăng lên theo từng năm, tuy nhiên việc nhận biết những dấu hiệu chứng bệnh của trẻ để theo dõi và điều trị chưa được quan tâm nhiều, một số dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ có thể kể tới:

Hình 2 - Bố mẹ hãy quan tâm đến từng cử chỉ điệu bộ để phát hiện dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ sớm nhất

- Trẻ không thể nói được các tiếng đơn giản như “ba, mẹ”, cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp với độ tuổi, chỉ ngón tay khi đã hơn 16 tháng tuổi hoặc không nói được câu có 2 từ trở lên khi trên 24 tháng tuổi.

- Thông thường, trẻ em sơ sinh từ 6 – 8 tuần tuổi thường giao tiếp với những người xung quanh qua ánh mắt, nếu thấy ánh mắt trẻ vô hồn và không quan tâm đến mọi người ngay cả bố mẹ thì nguy cơ trẻ mắc tự kỷ là khá cao.

- Khi đã hơn 1 tuổi nhưng trẻ không có tiếng bập bẹ hay có những động tác gây sự chú ý.

- Trẻ đã có một số kỹ năng như kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng chăm sóc bản thân hay kỹ năng bộc lộ cảm xúc vào một độ tuổi nhất định nào đó nhưng sau đó đột ngột biến mất hẳn, có thể xảy ra sau khi trải qua một sự kiện như bị sởi, té ngã, nằm viện,…

- Trẻ chỉ ra dấu mà không sử dụng ngôn ngữ.

- Trẻ không phản ứng hoặc không trả lời khi người khác gọi tên.

- Khó khăn trong việc tiếp thu những thông tin khi người khác nói.

- Thường lặp lại câu hỏi thay vì trả lời, giọng nói có bất thường như lơ lớ, nói nhanh, không tròn vành rõ chữ hoặc nói rất to.

- Thường xuyên lặp lại các câu nói hay được nghe từ những người xung quanh hay trên tivi một cách vô nghĩa.

- Trẻ không bị lôi cuốn vào những đồ chơi, trò chơi và không có hứng thú kết bạn với bạn bè đồng trang lứa, không thích chơi đùa. Khi giận dữ hay không hài lòng với điều gì đó thường hét to hoặc bứt tóc, đập đầu vào tường, đập tay chân xuống sàn nhà, đánh người xung quanh.

- Trẻ không thích người khác động vào cơ thể mình, ngay cả cha mẹ.

- Hay né tránh ánh mắt của người đối diện.

- Ít nhạy cảm với sự đau đớn.

- Có hứng thú với những sự vật đặc biệt có liên quan đến màu sắc.

- Hay lặp đi lặp lại các hành động như vỗ tay, đập tay hay lắc lư cơ thể.

- Trẻ nhạy cảm với một số mùi vị và âm thanh. Ngoài ra, trẻ luôn ưa thích sự ổn định trật tự (chỉ đi theo một con đường để đến trường và về nhà, chỉ ăn một loại thức ăn quen thuộc, chỉ nằm một tư thế, chỉ thích mang một bộ quần áo,...) và tỏ ra chống đối với những thay đổi liên quan đến những thứ đã quen thuộc với trẻ (cào cấu, la hét, khóc).

- Kén ăn uống, khó đi vào giấc ngủ.

- Có hành động lạ với những đồ vật như thích sờ, ôm, giữ chặt một đồ vật gì đó,…

- Một số trẻ còn bị ám ảnh, sợ vô thức bởi những sự vật, sự việc xung quanh như sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng, sợ bẩn, sợ tắm, sợ gội đầu,…

- Thiếu nhận thức về sự nguy hiểm xung quanh, có thể tự mình làm hại bản thân.

- Ngoài ra, có một số trường hợp trẻ tự kỷ phát triển tư duy và nhận thức một cách khác biệt như có kỹ năng ghi nhớ những con số, bài toán, số điện thoại, làm toán nhanh, ghi nhớ lời bài hát nhanh,… khiến mọi người nhầm tưởng rằng do trẻ quá thông minh.

Với trực giác nhạy bén của người làm cha mẹ, sự quan tâm, chăm sóc cho quá trình phát triển của con sẽ không khó để các bậc phụ huynh dễ dàng nhận thức được tình trạng của trẻ nhỏ. Nếu trẻ có từ 3 dấu hiệu trong danh sách kể trên, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám, phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ khắc phục được phần nào mức độ nghiêm trọng của bệnh tự kỷ.

Các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết hơn về Hướng dẫn bố mẹ nhận biết sớm dấu hiệu trẻ tự kỷ tại đây

Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ em hiện nay chưa được xác định rõ ràng nhưng có một số nhận định cho rằng, chứng tự kỷ ở trẻ có thể là do những yếu tố sau:

- Do não bộ bị tổn thương:

  • Trẻ bị sinh non dưới 37 tuần dẫn đến cân nặng khi sinh thấp (dưới 2,5 kg).
  • Khi sinh bị ngạt hoặc thiếu oxy.
  • Can thiệp sản khoa dẫn tới chấn thương sọ não, chảy máu não – màng não
  • Nhiễm khuẩn thần kinh: Viêm màng não, viêm não.
  • Bị nhiễm độc thủy ngân.

- Do di truyền:

Một số nghiên cứu khiến các nhà khoa học cho rằng, những bất thường trong cấu trúc gen của trẻ mắc bệnh tự kỷ chính là nguyên nhân gây nên hội chứng này, có thể liên quan ít nhiều đến yếu tố di truyền. Tuy vậy lại chưa xác định được bất kỳ gen nào hay tổ hợp gen cụ thể nào gây ra rối loạn được đóng vai trò chứng minh cho sự bất thường đó. Một đứa bé sinh ra trong gia đình có anh chị bị tự kỷ sẽ có nguy cơ mắc bệnh lên đến 19%, ngoài ra còn có cả trường hợp sinh đôi cùng mắc bệnh tự kỷ,… 

- Do ảnh hưởng của môi trường:

  • Khi mang thai, người mẹ tùy tiện sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc điều trị tá tràng, dạ dày,… mà không được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ bị mệt mỏi, stress nặng khi mang thai.
  • Trong khoảng thời gian từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3, sự thiếu hụt thyroxin ở tuyến giáp của mẹ bầu gây ảnh hưởng đến não của thai nhi, vì vậy nguy cơ trẻ mắc tự kỷ cũng cao hơn.
  • Trong 24 tháng đầu, phụ huynh cho trẻ xem quá nhiều những nội dung quảng cáo, ca nhạc, hoạt hình,… trên tivi, điện thoại thay vì sự quan tâm, dạy dỗ của người thân và gia đình.
  • Môi trường sống có nhiều hóa chất độc hại, ô nhiễm nặng nề.
  • Người mẹ bị phơi nhiễm với virus rubella trước khi sinh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng miễn dịch cùng với hệ thần kinh của em bé. 
  • Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ mắc các bệnh viêm nhiễm sẽ có nguy cơ làm hỏng mô phôi thai, gây tác động xấu đến hệ thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề di truyền.
  • Có thể ảnh hưởng bởi những vấn đề chuyển hóa của bà mẹ khi mang thai như bệnh tuyến giáp, béo phì hay tiểu đường,…

Ngoài ra, còn có giả thuyết cho rằng, bố mẹ lớn tuổi sinh con có nguy cơ trẻ mắc tự kỷ cao nhưng chưa được chứng minh là chính xác.

Các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết hơn về Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh tại đây

Cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em như thế nào?

Với trình độ y học ngày càng hiện đại, có khá nhiều phương pháp giúp trẻ tự kỷ có thể cải thiện các chức năng khiếm khuyết và điều chỉnh rối loạn hành vi của mình. 

- Phương pháp tâm lý giáo dục: Các phương pháp điều trị tâm lý có khả năng đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh tự kỷ trẻ em có thể kể đến:

  • Phân tích hành vi: Phương pháp này nhằm hiểu rõ hơn hành vi của chủ thể, giúp trẻ tự kỷ cải thiện được các mặt như ngôn ngữ, nhận thức, khả năng tự phục vụ,… Ngoài ra, phân tích hành vi còn giúp trẻ loại bỏ được những hành vi tiêu cực, thay thế bằng những hành động tích cực, khiến trẻ biết cách ứng xử phù hợp trong quan hệ xã hội.

  • Liệu pháp ngôn ngữ: Giúp trẻ điều trị rối loạn ngôn ngữ, kém phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ hiểu thêm về ngôn ngữ lời nói và cả ngôn ngữ hình thể.

  • Hướng dẫn trẻ tương tác: Vì những trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp rào cản khi tương tác với những người xung quanh nên phương pháp này sẽ phần nào giúp trẻ khắc phục và cải thiện được khiếm khuyết đó.

  • Tích hợp các giác quan: Do hệ thống tổ chức xử lý thông tin của trẻ hoạt động khá kém hiệu quả gây nên những khó khăn với những vấn đề về xử lý giác quan. Liệu pháp này sẽ giúp trẻ điều hợp các giác quan trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin, từ đó trẻ có thể tập trung vào học tập, vui chơi như chính lứa tuổi, giảm thiểu tối đa các hành vi tiêu cực không mong muốn.

- Sử dụng thuốc: Vẫn chưa có loại thuốc nào giúp đặc trị tự kỷ ở trẻ em nhưng có thể giảm những triệu chứng liên quan tới căn bệnh như kém tập trung, hung hăng,… Tùy vào những biểu hiện khác nhau của mỗi trẻ mà thuốc điều trị sẽ khác nhau. Các nhóm thuốc thường được sử dụng để kiểm soát chứng tự kỷ ở trẻ bao gồm: Thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ, thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý.

Nhưng tóm lại, liều thuốc tốt nhất giúp trẻ tự kỷ có thể phát triển theo chiều hướng tích cực đó là sự quan tâm, chăm sóc, thấu hiểu của bố mẹ và những người thân yêu trong gia đình. 

Cách dạy trẻ tự kỷ sao cho hiệu quả?

Nếu các bậc phụ huynh đang băn khoăn không biết cách để dạy trẻ tự kỷ thì phần này sẽ trình bày một số bí quyết hữu hiệu về phương pháp dạy trẻ tự kỷ:

Cùng trẻ tương tác với thế giới bên ngoài: Bạn cần để trẻ hiểu rằng bé không khác biệt so với những đứa trẻ khác, bé hoàn toàn có thể làm những việc mà trẻ em bình thường có thể làm. Đơn giản nhất là dẫn trẻ đến những không gian như khu vui chơi, công viên,… để trẻ có thể tương tác nhiều hơn với thế giới bên ngoài, đây cũng là cơ hội để bé tập nói nhiều hơn.

Hình 3 - Cùng trẻ vui chơi, khám phá thiên nhiên

Quan tâm đến sở thích của trẻ: Bạn có thể mua những món đồ chơi cho trẻ tự kỷ để cùng trẻ chơi hằng ngày. Khi trẻ muốn chơi đồ chơi, bạn hãy giả vờ như không hiểu ý muốn của trẻ để thúc đẩy trẻ cần phải nói chuyện và diễn đạt để lấy được món đồ chơi đó.

Dùng từ ngữ đơn giản: Từ ngữ càng đơn giản sẽ khiến trẻ càng dễ tiếp thu. Điều này giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc làm quen với từ ngữ mới và có thể sử dụng trong khi giao tiếp.

Ủng hộ, tin tưởng trẻ: Luôn vui vẻ, không đặt áp lực lên vai trẻ sẽ khiến quá trình học tập của trẻ đạt được hiệu quả cao.

Cho trẻ tự kỷ học trường chuyên biệt: Hiện nay các trung tâm dạy trẻ tự kỷ được đầu tư trang thiết bị và đào tạo chuyên môn cho đội ngũ giáo viên để có thể đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ tự kỷ. Các chương trình dạy học cá nhân (1 cô – 1 trò), đội ngũ giáo viên có chuyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học trẻ tự kỷ cùng với những nội dung được thay đổi phù hợp với khả năng, nhận thức của trẻ sẽ là môi trường tốt để trẻ phát triển được những năng lực khiếm khuyết của mình, hòa nhập với bạn bè,…

Các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết hơn về Cách chẩn đoán và điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em có hiệu quả tại đây

Hình 4 - Luôn lấy trẻ làm trung tâm, bồi đắp những kỹ năng còn thiếu cho trẻ

Có nên dạy trẻ tự kỷ ở nhà không?

Việc bố mẹ đồng hành cùng trẻ tự kỷ tại nhà để giúp trẻ có thể cải thiện các vấn đề của bệnh là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian, cũng như sự kiên trì mà không phải bậc phụ huynh nào cũng có điều kiện làm được. Hơn nữa, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ lưỡng về phương pháp dạy sao cho hiệu quả nhất. Vì vậy, các trung tâm dạy trẻ tự kỷ là một lựa chọn hợp lý hơn cho phụ huynh khi có con em mắc bệnh tự kỷ hiện nay.

Các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết hơn về Kinh nghiệm hữu ích khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà tại đây

Hình 5 - Giáo dục Khai Tâm giúp trẻ phát huy tiềm năng, cải thiện khiếm khuyết và giúp trẻ hòa nhập, kết nối

Điều trị trẻ tự kỷ là một quá trình gian nan và vất vả, việc phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, dạy học đúng cách sẽ góp phần nào giúp trẻ cải thiện được cuộc sống của trẻ. Can thiệp sớm Khai Tâm với cơ sở và nguồn nhân lực chất lượng có khả năng khai thác tối đa tiềm năng của trẻ tự kỷ, giúp trẻ cải thiện được những khiếm khuyết để hoàn thiện những giác quan, kỹ năng cần thiết trước khi vào Tiểu học. Với môi trường học tập lý tưởng, các chương trình ngoại khá đa dạng cùng không gian giúp trẻ kết nối, hòa đồng với mọi người sẽ là địa chỉ tin cậy để các bậc phụ huynh an tâm gửi gắm con em mình.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào của phụ huynh về các vấn đề của trẻ tự kỷ, hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

Thông tin liên hệ: 

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM

  • Trụ sở chính: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Hotline: 037.829.8355

  • Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com