Sinh ra con được khỏe mạnh, thông minh và có sự phát triển tốt luôn là mong muốn của tất cả các bậc phụ huynh. Thế nhưng, nhiều em phải đối mặt với nhiều tình trạng rối loạn không mong muốn như rối loạn tăng động. Vậy tăng động ở trẻ em là gì? Triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân và biện pháp điều trị ra sao? Tất cả sẽ được trình bày đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Tăng động trẻ em là gì? Phân loại rối loạn tăng động
Tăng động hay còn gọi tăng động giảm chú ý (tiếng Anh là Attention Deficit Hyperactivity Disorder – viết tắt là ADHD).
Theo hội Tâm thần học Mỹ thì rối loạn tăng động là một rối loạn sức khỏe tâm thần, với hành vi khó kiểm soát, biểu hiện dai dẳng sự kém tập trung chú ý và tăng cường hoạt động một cách thái quá khác biệt hẳn so với những trẻ bình thường cùng tuổi khác.
Cũng theo tổ chức quốc tế này thì rối loạn tăng động được chia thành các nhóm như:
- Nhóm 1: Giảm sự chú ý chiếm ưu thế.
- Nhóm 2: Tăng hoạt động quá mức chiếm ưu thế.
- Nhóm 3: Thể hỗn hợp có sự kết hợp giữ thể giảm sự chú ý và tăng hoạt động.
Ở Việt Nam thì vẫn chưa có thống kê cụ thể về số trẻ mắc rối loạn tăng động nhưng theo con số ước tính ở Hoa Kỳ thì có đến 3 – 7% trẻ mắc phải căn bệnh này.
Độ tuổi dễ dàng phát hiện bệnh nhất là từ 6 – 12 tuổi vì trẻ đã đến trường đi học và dễ được thầy cô giáo, cha mẹ thấy được sự bất thường trong hành vi hoặc học tập cho dù có rối loạn từ nhiều năm trước đó.
Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng thường hay gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái với tỷ lệ nam/nữ là khoảng 4/1.
Triệu chứng khi trẻ bị tăng động
Theo tạp chí Tâm lý học Việt Nam (2006) thì với mỗi nhóm trẻ bị tăng động thường có một số biểu hiện như sau:
- Nhóm có sự bất thường về sự chú ý:
Trẻ thường có biểu hiện bỏ dở các việc đang làm hoặc các hành động trong khi chưa hoàn thành. Tức là các trẻ này thường chuyển từ hành động này sang hành động khác, thường bị hấp dẫn bởi một công việc khác.
- Nhóm trẻ tăng hành động:
Chúng thường có hành động động quá mức, đặc biệt trong những hoàn cảnh đòi hỏi sự yên tĩnh nào đó. Nhóm trẻ này thường có biểu hiện như chạy nhảy liên tục, đứng dậy khỏi chỗ trong khi có yêu cầu ngồi yên, nói quá mức, cựa quậy không ngừng trong khi ngồi.
- Nhóm thiếu kiềm chế:
Với nhóm này thì trẻ thường có biểu hiện dại dội trong những hoàn cảnh nguy hiểm, coi thường các quy tắc xã hội hoặc là có thể hung dữ, thô bạo.
Trẻ tăng động thường có biểu hiện thiếu kiểm soát
Nguyên nhân của rối loạn tăng động
Cho tới thời điểm này, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể của căn bệnh rối loạn này. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bằng chứng cho thấy một số yếu tố nguy cơ liên quan đến rối loạn tăng động giảm chú ý như:
- Yếu tố di truyền: trong một nghiên cứu ở 238 cặp song sinh thì có đến 51% cặp song sinh cùng trứng và 33% cặp song sinh khác trứng bị rối loạn tăng động giảm chú ý.
- Người mẹ tiếp xúc với chất độc hại từ môi trường: các nhà khoa học cho biết chất nicotine có thể ảnh hưởng tới hệ thống dopaminergic ở não bộ trong suốt quá trình phát triển bào thai, do đó làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị tăng động.
- Môi trường giáo dục, hoàn cảnh sống: căn bệnh này có thể phát triển ở những trẻ sinh ra hoàn cảnh sống không có đủ tình cảm, thiếu sự quan tâm chăm sóc từ cha mẹ hoặc gia đình. Từ đó, trẻ sẽ có tâm lý căng thẳng và cảm xúc khác thường, do vậy tăng nguy cơ mắc tăng động.
Kiểm tra và chẩn đoán rối loạn tăng động
Thực tế thì không có bất kỳ bài kiểm tra nào có thể xác định chính xác rằng trẻ có bị tăng động hay không. Nếu bạn đang nghi ngờ trẻ bị tăng động giảm chú ý hãy đưa chúng tới các bác sĩ chuyên khoa để có được kết quả đúng nhất.
Thông thường, bác sĩ sẽ thu thập các thông tin từ giáo viên hoặc những thành viên trong gia đình và quan sát hành vi của trẻ trong một số hoàn cảnh khác nhau (khi trẻ chơi đùa, giao tiếp, hoạt động…).
Chẩn đoán xác định phải dựa trên tiêu chuẩn của phân loại quốc tế như:
- Trẻ phải có 6 dấu hiệu của sự giảm chú ý và 6 dấu hiệu của sự tăng hoạt động quá mức.
- Khởi phát trước 7 tuổi.
- Thời gian rối loạn kéo dài ít nhất là 6 tháng và các dấu hiệu phải trong hoặc trên 2 hoàn cảnh khác nhau (ở nhà, ở trường…)
Chẩn đoán tăng động ở trẻ cần sự tư vấn của chuyên gia
Điều trị trẻ bị rối loạn tăng động
Việc điều trị trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường bao gồm các liệu pháp thay đổi hành vi và cảm xúc, sử dụng thuốc hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
- Liệu pháp thay đổi hành vi bao gồm: liệu pháp tâm lý và trò chuyện để giúp trẻ hiểu về căn bệnh này và kiểm soát hành động một cách tốt hơn.
- Sử dụng thuốc: chỉ dùng thuốc cho trẻ khi có sự kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể động tới nhiều chất chuyển hóa trong não bộ giúp trẻ có hành động đúng mực hơn.
Phương pháp dạy dỗ khoa học sẽ giúp trẻ tăng động hòa nhập nhanh chóng
Ngoài ra, chăm sóc trẻ một cách khoa học cũng là cách giúp làm giảm nhẹ tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ, chẳng hạn như:
- Cho trẻ ăn theo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Xây dựng thói quen rèn luyện thân thể cho trẻ mỗi ngày.
- Hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, máy tính hoặc ti vi ở trẻ mỗi ngày.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc và sâu giấc.
- Tránh sử dụng một số chất gây dị ứng và phụ gia trong thực phẩm cũng là một trong những cách làm giảm triệu chứng của căn bệnh này.
Giáo dục Khai Tâm là trung tâm giảng dạy và hỗ trợ các trẻ có rối loạn đặc biệt về trí não. Tại đây, mọi suy nghĩ và cảm xúc của trẻ sẽ luôn được lắng nghe, thấu hiểu và điều chỉnh theo chiều hướng tích cực nhất.
Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan nhất về căn bệnh tăng động ở trẻ, từ đó thấu hiểu hơn về những trẻ có rối loạn này. Chúc bạn và mọi người sẽ luôn mạnh mẽ cùng trẻ vượt qua rối loạn tăng động và gặp nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM
- Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
- Hotline: 037.829.8355
- Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com