Kiến thức

Kinh nghiệm hữu ích khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà
30 Tháng 10
Đăng bởi:  Khai Tâm

Kinh nghiệm hữu ích khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Tâm lý chung của những bậc cha mẹ khi có con mắc bệnh tự kỷ thường khá lo lắng và bối rối, nhất là về vấn đề dạy trẻ tự kỷ như thế nào cho hiệu quả nhất. Tham khảo một số phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà sau đây để hỗ trợ quá trình điều trị cho trẻ.

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Các phương pháp hữu ích đem lại hiệu quả cao mà cha mẹ cần nắm để dạy trẻ tự kỷ tại nhà như sau:

Thường xuyên gọi tên trẻ

- Điều này sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ, giúp trẻ biết tên của mình, nhận ra bản thân, từ đó sẽ tăng khả năng đáp lại khi cha mẹ gọi.

- Cha mẹ có thể gọi tên trẻ trong những hoạt động, khi sai trẻ làm việc gì đó,…

Ví dụ: “Hoàng. Đưa cho mẹ cây bút”, “An. Con mèo đâu?”,…

Giao tiếp bằng mắt

- Với phương pháp này, cha mẹ nên ngồi ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp với người đối diện, tần suất giao tiếp liên tục và luôn giao tiếp bằng mắt với trẻ khi có cơ hội.

- Để trẻ có hứng thú nhìn vào mắt nhiều hơn, cách đơn giản là hãy dùng những món đồ chơi, đồ ăn hay con vật mà trẻ yêu thích để gây sự chú ý với trẻ.

Tham gia cùng trẻ

Cha mẹ hãy quan sát những hoạt động của trẻ rồi tham gia cùng với trẻ. Tạo điều kiện để trẻ dẫn dắt bạn vào hoạt động, sau đó chơi cùng trẻ để tạo sự thân thiết, gắn kết. Cuối cùng là cùng trẻ thay đổi và tạo ra những cách chơi mới sao cho phù hợp hơn.

Hình 1 - Thường xuyên quan sát, theo dõi để hiểu trẻ hơn

Tạo nhu cầu cho trẻ

Cần kích thích nhu cầu cho trẻ bởi những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ thường thu hẹp ý thích và ít nhu cầu. Tạo nhu cầu cho trẻ chính là cơ hội tốt để cùng trẻ tương tác. Bố mẹ có thể sử dụng những món đồ chơi cho trẻ tự kỷ để kích thích sự hứng thú cho trẻ. Ví dụ như:

  • Để món đồ chơi trẻ yêu thích lên cao, trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với hoặc bỏ vào hộp trong suốt đậy kín để trẻ nhìn thấy.
  • Đưa cho trẻ món đồ chơi mà trẻ không thích hoặc lựa chọn giữa đồ chơi trẻ thích và không thích.
  • Đưa vật liệu để trẻ cần phải hỗ trợ mới có thể sử dụng được (Đưa bát ăn nhưng không đưa thìa, đưa giấy nhưng không đưa bút,…)
  • Đưa từng tí một để trẻ phải đòi hỏi thêm (đưa từng miếng bánh, đưa từng miếng xếp hình,…).
  • Làm một việc mà trẻ không thích như cất đồ chơi của trẻ, nếu trẻ muốn lấy lại đồ chơi cần phải “ạ” hoặc “xin” hoặc nói một từ nào đó như “lấy”, “trả”,… để thể hiện được ý muốn của trẻ.
  • Làm trái với kỳ vọng của trẻ như khi trẻ muốn ăn kem, cha mẹ không đưa thìa mà đưa đũa để trẻ phải từ chối không lấy đũa mà chỉ tay lấy thìa.

Cầm tay chỉ việc cho trẻ

Trẻ tự kỷ sẽ rất khó khăn để học bằng cách bắt chước. Vì vậy, cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà là bố mẹ hãy hỗ trợ trẻ bằng cách cầm tay chỉ việc sẽ giúp trẻ hiểu chính xác về việc nên làm. 

- Đầu tiên, cha mẹ nên làm mẫu cho trẻ cách làm để trẻ quan sát và bắt chước theo nếu có thể.

- Nếu trẻ không thể bắt chước, hãy cầm tay trẻ chỉ việc hoàn toàn.

- Sau đó chỉ cầm tay trẻ để nhắc nhở rồi để trẻ thực hiện, nếu không hãy đẩy nhẹ tay để trẻ nhớ ra mình cần làm gì.

Nhắc nhở trẻ theo thứ tự sau:

- Nhắc nhở và hỗ trợ trẻ bằng lời nói, hành động và cử chỉ.

- Nhắc nhở và hỗ trợ trẻ bằng lời nói cùng với ánh mắt.

- Nhắc nhở trẻ chỉ bằng lời nói.

Hình 2 - Nhẹ nhàng hướng dẫn, chỉ bảo cho trẻ hiểu việc cần làm

Cổ vũ 

Khi trẻ có những biểu hiện của sự tiến bộ như chú ý đến lời nói và hành động của cha mẹ, chủ động giao tiếp bằng mắt, có hành vi đúng,… hãy khen ngợi trẻ giỏi bằng lời nói, hoặc tặng cho trẻ phần thưởng như đồ ăn, món ăn mà trẻ thích.

Những lưu ý quan trọng khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà.

Ngoài những phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà nêu trên, phụ huynh cần lưu ý những điều quan trọng như sau:

- Chú ý đến môi trường sinh hoạt của trẻ: Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn ở những nơi mát mẻ, thoáng đãng, không quá đông đúc. Ngoài ra, hạn chế đưa trẻ tự kỷ đến những khu vực có độ ẩm cao hay nơi có áp suất không khí thấp vì có thể sẽ làm thiếu oxy lên não trẻ, làm bệnh trở nên nặng hơn.

- Không để trẻ nhàn rỗi: Hướng dẫn trẻ làm những việc đơn giản để tự phục vụ bản thân như rửa tay, mặc quần áo, mang dép,… Phụ huynh có thể cho trẻ học tập bơi sớm theo phương pháp dạy bơi cho trẻ chậm phát triển tâm thần, hoạt động này rất tốt cho trẻ phát triển thể chất cùng như tinh thần.

- Kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp cùng trẻ: Không quát tháo, la mắng,…, luôn giữ thái độ ôn hòa, dịu dàng với trẻ. Khi đến nơi đông người, quan tâm và nói chuyện với trẻ, không để trẻ cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

- Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Hạn chế cho trẻ dùng thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp sẵn, sữa động vật và thực phẩm làm từ sữa, cẩn thận khi ăn đồ biển như cá ngừ, ngao, sò,… vì những loại thức ăn này dễ bị nhiễm thủy ngân ở nồng độ cao.

Việc dạy trẻ tự kỷ tại nhà là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cố gắng rất nhiều. Trong quá trình dạy học cho trẻ cần tập trung vào rất nhiều vấn đề như giáo dục kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy, xã hội và kỹ năng tự phục vụ bản thân,… mà không phải bố mẹ nào cũng có khả năng và thời gian để dạy dỗ các bé. 

Quý phụ huynh có thể tham khảo đến việc cho trẻ đi học tại những trung tâm dạy trẻ tự kỷ chuyên biệt, ở đây áp dụng các phương pháp giáo dục khoa học hiện đại, giúp khơi dậy những tiềm năng của trẻ tự kỷ, bù đắp những khiếm khuyết mà trẻ còn thiếu. Can thiệp sớm Khai Tâm là địa chỉ uy tín để các bậc phụ huynh có thể an tâm trao niềm tin, can thiệp sớm chính thời điểm vàng để trẻ có thể tiến bộ và hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa. Ngoài ra, Khai Tâm còn đào tạo những khóa ngắn hạn cho phụ huynh có con em mắc bệnh tự kỷ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và trung tâm sẽ đem lại kết quả tốt nhất cho trẻ.

Hình 3 - Trẻ tự kỷ cần được can thiệp sớm trong khoảng từ 2 – 4 tuổi mới có thể hòa nhập với cộng đồng

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan đến trẻ tự kỷ, quý phụ huynh có thể liên hệ đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Khai Tâm để được giải đáp và tư vấn nhiệt tình. 

Mọi thông tin liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM

  • Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Hotline: 037.829.8355
  • Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com