Kiến thức

Hướng dẫn phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất
27 Tháng 10
Đăng bởi:  Khai Tâm

Hướng dẫn phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất

Không phải là sự hoạt bát, hòa đồng hay dễ mến, trẻ em mắc ADHD thường thể hiện sự hiếu động quá mức, bốc đồng và lơ đãng. Các em cần được học cách kiềm chế cảm xúc, học cách cư xử đúng mực và cần một phương pháp giáo dục thích hợp để có thể tiếp thu kiến thức đó. Dưới đây là những cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý mà bạn cần biết.

Thấu hiểu và dành sự quan tâm cho trẻ

Quan tâm và thấu hiểu là điều đầu tiên mà phụ huynh hay mọi người xung quanh cần làm. 

Ánh mắt, tâm trí và cảm xúc là những rào cản với một đứa trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. Bé không làm chủ được niềm vui sướng phấn hay giận dữ mà có những biểu hiện, hành động quá mức. Cũng như không thể tập trung học tập và tham gia vui chơi như bạn bè đồng chăng lứa. 

Hình 1 - Luôn yêu thương trẻ và thể hiện cho trẻ cảm nhận được

Sự xa lánh và biểu hiện khó chịu thậm chí là chán ghét từ mọi người đối với một đứa trẻ. Đặc biệt với trẻ mắc ADHD là những lý do khiến trẻ càng thu mình và làm nặng thêm các triệu chứng bệnh. 

Gia đình, bạn bè và thầy cô cần hiểu được khó khăn của trẻ mắc ADHD và thông cảm cho trẻ. Cần dành sự quan tâm và hướng dẫn trẻ làm theo những phương pháp hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Dạy trẻ cải thiện khả năng tập trung

Có nhiều trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý rất tập trung, mê mẩn với một số hoạt động mà mình ưa thích ví dụ như chơi điện tử. Nhưng khi nhắc đến việc học trên lớp hay trò chuyện giao tiếp, các bé thường thể hiện sự lơ mơ, không thể tiếp thu như người khác.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng ADHD không làm giảm khả năng chú ý hay tư duy não bộ. Mà là làm giảm khả năng kiểm soát sự tập trung. Việc khơi gợi niềm thích thú sẽ giúp bộ não bị kích thích và bị lôi cuốn bởi thứ trước mắt. Bản thân trẻ cũng thụ động tiếp thu và khả năng tập trung nhờ đó được cải thiện. Các biện pháp để tăng sự tập trung như:

Thay đổi phương pháp giảng dạy, làm bài học trở lên thú vị, hài hước và bí ẩn

Để trẻ ADHD tập trung học tập ở trường, một phương pháp giảng dạy thú vị lôi cuốn học sinh là điều cần thiết. Yêu cầu bé đứng dạy đọc các sự kiện, tạo cơ hội cho trẻ chủ động pháp biểu.

Sử dụng hình minh họa, âm thanh sinh động trong các bài học. Mời các vị khách bất ngờ đến lớp học. Hay gắn các bài toán với với những sự kiện và đồ vật cụ thể trong cuộc sống. Bất cứ khi nào có thể, cần xây dựng các bài học xoay quanh những chủ đề mà học sinh quan tâm và bị thu hút.

Hình 2 - Phương pháp dạy học thú vị sẽ lôi cuốn trẻ tăng động biết cách tập trung

Chơi các trò chơi tăng cường sự chú ý

Cùng trẻ chơi các trò chơi yêu cầu sự tập trung cao như xem video rồi trả lời câu hỏi hay tìm điểm khác biệt…Đồng thời sử dụng các phần quà nhỏ khích lệ trẻ nếu trẻ dành chiến thắng.

Dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời

Các nghiên cứu cho thấy có sự liên kết giữ thời gian tiếp xúc với môi trường tự nhiên bên ngoài với sự cải thiện khả năng tập trung. Lái xe đưa trẻ đi chơi, dẫn trẻ đi ra ngoài công viên hay đi thể dục ngoài trời khi làm bài tập là những biện pháp tốt để cải thiện sự tập trung. 

Tự giám sát bản thân

Giúp trẻ nhận thức và điều khiển khả năng tập trung của mình. Trong quá trình luyện tập, chúng sẽ biết cảm giác bị phân tâm như thế nào và sẽ nhận ra khi nào 

“tâm hồn” của mình đang trôi đi. Dạy trẻ hãy lặp lại những câu như : “tôi có thể trung vào điều này điều này”, “tôi đang đạt được điều đó” để khích lệ bản thân khi muốn tiếp thu một vấn đề nào.

Dạy trẻ luôn sống tích cực và khỏe mạnh

Sống tích cực và khỏe mạnh là cách tốt nhất để trẻ cải thiện các triệu chứng rối loạn, đồng thời làm chủ cảm xúc của bản thân. Để có được cuộc sống tích cực và khỏe mạnh, trẻ cần:

Duy trì duy trì một thái độ sống tích cực

Tài sản tốt nhất để giúp con bạn vượt qua thử thách ADHD là một thái độ sống tích cực và khỏe mạnh. 

Hãy thiết lập cho con bạn 1 chế độ sinh hoạt hợp lý bao thời ngủ và thức dậy, chế độ dinh dưỡng hằng ngày, chế độ thể dục thể thao. Nhắc trẻ duy trì chế độ sinh hoạt bằng cách sử dụng đồng hồ báo thức, dán thời gian biểu trước cửa phòng trẻ và theo dõi việc tuân thủ của chúng.

Hình 3 - Luôn giúp trẻ vui vẻ, lạc quan mỗi ngày

Tiết chế cảm xúc trước những điều nhỏ nhặt 

Trẻ tăng động giảm chú ý có xu hướng để ý đến những điều nhỏ nhặt và sẽ “bùng nổ” cảm xúc trước những điều đó. Ví dụ như không ngừng la hét om sòm nếu bạn đội chiếc mũ len mà bé không thích lên đầu. Hay chạy nhảy vui sướng cả ngày bởi buổi sáng mẹ mua cho chiếc kẹo.

Phụ huynh cần dạy cho bé cách thể hiện cảm xúc và giải tỏa những cảm xúc đó. Ví dụ chuyển sự tức giận thành lời nói. Thay vì la hét khi mẹ đội chiếc mũ không thích lên đầu, hãy tập cho bé cách nói“ con không thích đội chiếc mũ này”. Đồng thời dạy trẻ hít thở nhiều lần để giải tỏa cảm xúc khó chịu.

Để quá trình học cách tiết chế cảm xúc diễn ra thuận lợi, cần nhắc nhở trẻ liên tục và đưa ra các quy tắc khen thưởng và hình phạt rõ ràng.

Đặt ra những yêu cầu và quy tắc rõ ràng

Trẻ mắc ADHD cần có những quy tắc rõ ràng mà chúng có thể hiểu và tuân theo. Ví dụ như “ 10 điều không được phép làm”, hay “ 5 việc cần làm trong ngày”... Điều này giúp việc cư xử trong gia đình đơn giản và rõ ràng hơn. Các quy tắc được viết thành một bảng và treo ở nơi trẻ dễ đọc nhất.

Giải thích cho trẻ hậu có sẽ xảy ra nếu phá vỡ các quy tắc cũng như các phần thưởng nếu làm tốt điều này. Sau đó cần theo dõi từng bước quá trình thực hiện của trẻ để đánh giá sự thay đổi và điều chỉnh quy tắc cho phù hợp.

Khi xây dựng các quy tắc, hãy nhớ rằng trẻ ADHD thường phải nhận những lời chỉ trích. Bởi vậy, hành chú ý khen ngợi hành vi tốt khi trẻ làm được. Khen ngợi đặc biệt quan trọng bởi trẻ ADHD thường ít nhận được lời khen. Sự khích lệ và khen ngợi sẽ tạo động lực giúp trẻ ham muốn thay đổi và thực hiện những hành vi tốt.

Dạy trẻ cách kết bạn và các kỹ năng xã hội cần thiết

Trẻ mắc tăng động giảm chú ý (ADHD) thường gặp khó khăn trong việc thiết lập tương tác đơn giản với xã hội. Đó là khi vật lộn để nhận biết các tín hiệu cuộc sống, nói quá nhiều, thường xuyên ngắt lời hay tỏ ra các phản ứng quá dữ dội. Hành động nổi bật khác lạ nhưng cảm xúc thì non nớt khiến chúng trở thành mục tiêu trêu trọc của những đứa trẻ khác.

Hình 4 - Dạy trẻ vui chơi hòa nhập cùng bạn bè

Nhưng ADHD không ảnh hưởng đến tư duy. Có nhiều bé mắc ADHD cực kỳ thông minh và giàu sức sáng tạo. Cuối cùng các em sẽ tìm được ra các để hòa đồng và phát hiện những người không thích hợp để làm bạn. 

Hãy dạy con các quy tắc để làm quen và hòa nhập với xã hội. Dạy con trở thành người biết lắng nghe, học cách đọc biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ hình thể nhằm xây dựng sự tương tác trong nhóm tốt hơn.

Để làm những điều trên phụ huynh cần:

  • Nói chuyện nhẹ nhàng với con bạn về những vấn đề chúng cần thay đổi. Lắng nghe tâm sự của con và trò chuyện giúp con vui vẻ.

  • Đóng vai những tình huống trong xã hội khác nhau với con, dạy con cách xử lý khi gặp những tình huống đó.

  • Hãy cẩn thận lựa chọn bạn chơi cùng con và quan sát cuộc sống trong trường học để cần biết rằng con bạn có đang trở thành đối tượng bị trêu trọc.

  • Dành thời gian và không gian cho con vui chơi. Thường xuyên khích lệ và khen thưởng những hành vi tốt ở con.

Sự non nớt trong tâm hồn và rào cản của bệnh tăng động giảm chú ý khiến (ADHD) việc điều trị cho trẻ em trở nên khó khăn hơn. Gia đình, bạn bè và những người xung quanh là yếu tố vô cùng quan trọng giúp bé vượt qua khó khăn này. Hãy cảm thông, thấu hiểu cho bé và có phương pháp dạy thông minh để trẻ ADHD sớm có thể phát triển và hòa nhập bình thường.

Can thiệp sớm Khai Tâm là trung tâm giáo dục với đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và kĩ năng có thể giúp đỡ những trẻ có rối loạn về phát triển. Đặt cao y đức lên hàng đầu, trung tâm luôn dành rất nhiều tâm huyết xây dựng giáo trình học phù hợp nhất với những tâm hồn non nớt, dễ bị tổn thương, giúp các em có thể hòa nhập với cuộc sống tươi đẹp.

Thông tin liên hệ: 

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM

  • Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Hotline: 037.829.8355

  • Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com