Trẻ bị tăng động thường có biểu hiện cảm xúc lẫn hành động khác so với những trẻ bình thường mà đôi khi cha mẹ thường xem nhẹ hoặc chủ quan. Để giúp các bậc phụ huynh và người lớn dễ dàng phát hiện sự bất thường ở những trẻ này, bài viết sau đây xin được liệt kê chi tiết về 11 dấu hiệu trẻ tăng động thường hay gặp và cách xử trí khi phát hiện trẻ tăng động.
Dễ ngắt lời người khác
Hầu hết những trẻ tăng động thường quá tập trung suy nghĩ vào chính bản thân trẻ và thường phát biểu chen ngang khi người khác đang nói chuyện. Hoặc cũng có thể chúng sẽ nhảy vào tham gia vào cuộc nói chuyện hoặc trò chơi khi ngay từ đầu, chúng đã không tham gia.
Điều này có thể gây ra sự mâu thuẫn giữa trẻ bị tăng động với những trẻ khác hoặc với chính người lớn xung quanh và làm họ cảm thấy rất khó chịu.
Không giữ được sự kiên nhẫn khi chờ đợi
Đây là triệu chứng trẻ tăng động thường thấy nhất. Khi cha mẹ dắt trẻ đi siêu thị hoặc đến những nơi đông người và phải chờ xếp hàng mới tới lượt thì trẻ dường như mất hết kiên nhẫn, quấy phá mọi người xung quanh. Do đó, khi có dấu hiệu này thì cha mẹ không được chủ quan vì đây có thể biểu hiện của trẻ tăng động.
Điều này có thể dẫn đến những khó khăn cho trẻ khi phải chờ đến lượt trong các hoạt động trong lớp học hoặc khi chơi trò chơi với những trẻ nhỏ khác.
Khó kiểm soát cảm xúc
Một trong những biểu hiện khá nguy hiểm của trẻ tăng động đó chính là chúng rất khó giữ được bình tĩnh trong sinh hoạt, học tập hàng ngày. Cụ thể là trẻ có thể xuất hiện các cơn tức giận bộc phát với những thứ không phù vừa ý mình, thậm chí với những trẻ nhỏ tuổi có thể có các cơn thịnh nộ.
Thêm vào đó, trẻ bị tăng động thường có các biểu hiện bồn chồn quá mức, đứng ngồi không yên… làm cho mọi người xung quanh cũng bị ảnh hưởng.
Hiếu thắng trong các hoạt động
Có thể nói rằng, hầu hết các trẻ bị tăng động rất khó có thể tham gia các hoạt động giải trí cùng bạn bè cùng trang lứa hay những cuộc nói chuyện với mọi người vì chúng rất hiếu thắng.
Những trẻ này thường cố thể hiện mình là người đúng, người chiến thắng trong các tình huống và không biết nhường nhịn mọi người.
Khó hoàn thành nhiệm vụ
Nếu bạn giao cho những trẻ tăng động một số nhiệm vụ cần thực hiện và hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định thì rất khó để chúng làm hoàn chỉnh đúng tiến độ.
Điều này được lý giải là do chúng dễ bị phân tâm vào những thứ khác nữa và dẫn đến kéo dài thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó.
Ví dụ điển hình cho dấu hiệu này đó chính là trẻ tăng động có thể bắt đầu công việc nhà hoặc bài tập về nhà nhưng trong quá trình thực hiện lại có thể chuyển sang một việc khác mà chúng đang quan tâm trước khi kết thúc thực hiện nhiệm vụ chính.
Rất khó tập trung
Nếu mọi người xung quanh có đang nói chuyện với trẻ bị tăng động và sau đó hỏi chúng rằng có nghe rõ không, thì chúng sẽ nói với bạn rằng là đã nghe thấy nhưng không thể lặp lại những gì mà mọi người đang nói hay đề cập tới.
Đây chính là một trong những dấu hiệu trẻ tăng động rất hay gặp và làm ảnh hưởng tới công việc, kết quả học tập của chúng.
Lảng tránh các hoạt động cần sự nỗ lực lâu dài
Chính sự thiếu tập trung đã khiến trẻ né tránh những hoạt động đòi hỏi ý chí nỗ lực cao thì mới hoàn thành được, chẳng hạn như làm bài tập về nhà hoặc lắng nghe thầy cô giảng bài trên lớp.
Hay mắc sai lầm
Nếu một ai đó hướng dẫn trẻ tăng động thực hiện một công việc theo kế hoạch nào đó thì trẻ rất dễ mắc phải những sai lầm bất cẩn. Hoặc ngay cả khi bạn đã nhắc nhở nhiều lần để trẻ không tái phạm lỗi sai đó nữa thì trẻ vẫn rất dễ mắc lại sai lầm tái đi tái lại.
Tuy nhiên, cũng không vì thế mà bạn vội vàng đánh giá trẻ không chăm chỉ hoặc kém thông minh nhé.
Thỉnh thoảng mơ mộng
Không phải lúc nào trẻ tăng động cũng quấy phá hay hiếu thắng đâu bạn nhé. Sẽ có những lúc chúng dường như lặng im, suy tư hoặc nhìn chằm chằm vào không gian gian và rồi đắm chìm trong sự mơ mộng, phớt lờ những thứ đang diễn ra xung quanh bản thân.
Rắc rối trong việc tổ chức
Nếu bạn cho trẻ bị tăng động luyện tập cách xây dựng thời gian biểu trong ngày, sắp xếp những việc cần ưu tiên để thực hiện trước như: làm bài tập về nhà, tham gia dã ngoại cùng bạn bè… thì trẻ rất khó khăn trong việc sắp xếp, tổ chức và theo dõi kế hoạch này.
Khó ghi nhớ, hay quên
Trẻ bị tăng động dễ bị đãng trí, hay quên trong các hoạt động hàng ngày của bản thân mình. Chúng có thể thường xuyên trong khi làm việc nhà hoặc không nhớ là phải làm bài tập về nhà.
Hơn thế nữa, những trẻ này còn thường xuyên làm mất đồ, chẳng hạn như đồ chơi hoặc đồ dùng học tập của mình.
Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện ra trẻ bị tăng động?
Khi phát hiện con mình có dấu hiệu bị tăng động, các bậc phụ huynh và người lớn nên bỏ túi cho mình những lời khuyên sau đây:
- Hãy giữ bình tĩnh khi đối diện với trẻ: cha mẹ nên cố gắng kiên nhẫn và bình tĩnh để xác định những biểu hiện bất thường của trẻ xuất hiện vào thời điểm nào? Mức độ của sự bất thường đó là nặng hay nhẹ?
- Đưa trẻ tới những bác sỹ, chuyên gia tư vấn tâm lý để thăm khám và tìm hướng điều trị phù hợp nhất cho trẻ.
- Giúp trẻ khắc phục những hạn chế trong sinh hoạt và học tập, chẳng hạn như: giữ vệ sinh cá nhân, tập trung nghe giảng và làm bài tập về nhà, quản lý thời gian, xây dựng tính cách cởi mở với mọi người xung quanh…
Trẻ bị tăng động có nhiều dấu hiệu bất thường, đôi khi dễ bị hiểu lầm với những hoạt động tinh nghịch, hiếu động của trẻ nhỏ. Do đó, mong rằng thông qua bài viết này đã phần nào giúp các bậc phụ huynh dễ dàng phát hiện những dấu hiệu trẻ tăng động và có những việc làm cần thiết, kịp thời khi trẻ có biểu hiện bất thường như vậy.
Nếu bạn phát hiện thấy trẻ bị tăng động hay bất kỳ những rối loạn phát triển nào thì bạn nên đưa trẻ tới Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM. Đây chính là môi trường can thiệp hoàn hảo cho những trẻ trẻ Tự kỷ, Tăng động, Chậm Ngôn ngữ/Trí tuệ, Down và Khiếm thính/Khiếm thị.
Tại đây, với đội ngũ thầy cô giáo và chuyên gia có trình độ cao, giàu lòng yêu thương sẽ giúp những trẻ đặc biệt có cơ hội phát triển tốt nhất, hoàn thiện những khiếm khuyết và khai phá nhiều tiềm năng trong bản thân mỗi trẻ.
Để tìm hiểu rõ hơn về trung tâm, mời cha mẹ và các bậc phụ huynh hãy gọi vào số Hotline: 037.829.8355 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết nhé. Chúc cho cha mẹ sẽ luôn bình tĩnh và mạnh mẽ để cùng trẻ vượt qua khó khăn, đón nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM
- Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
- Hotline: 037.829.8355
- Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com