Bệnh tự kỷ ở trẻ luôn là nỗi lo sợ của những người làm cha mẹ. Tuy vậy, nếu phát hiện được bệnh sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ có khả năng cải thiện giao tiếp xã hội, tăng khả năng hòa nhập cộng đồng như các bạn cùng trang lứa. Hãy cùng tham khảo các cách điều trị tự kỷ ở trẻ em hiệu quả nhất.
Cách chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ em
Việc xác định trẻ có bị tự kỷ hay không có thể chẩn đoán dựa trên trắc nghiệm DSM – IV của Mỹ (1994). Nếu trẻ có ít nhất 6 dấu hiệu từ mục I, II, III và trong đó có ít nhất 2 dấu hiệu từ mục I, 1 dấu hiệu tử mục II và 1 dấu hiệu từ mục III sẽ được chẩn đoán là tự kỷ.
I. Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội: Có ít nhất 2 dấu hiệu.
a. Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời:
-
Không giao tiếp bằng mắt khi được gọi hỏi.
-
Không chỉ tay vào vật mà trẻ thích.
-
Không kéo tay người khác để yêu cầu.
-
Không biết xòe tay ra xin/khoanh tay ạ để xin.
-
Không biết lắc đầu khi phản đối/gật đầu khi đồng tình.
-
Không biểu hiện nét mặt khi đồng ý/không đồng ý.
-
Không chào hỏi bằng điệu bộ (vẫy tay, giơ tay).
b. Kém phát triển mối quan hệ bạn hữu tương ứng với lứa tuổi:
-
Không chơi khi trẻ khác rủ.
-
Không chủ động rủ trẻ khác chơi.
-
Không chơi cùng một nhóm trẻ.
-
Không biết tuân theo luật chơi.
c. Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú:
-
Không biết khoe khi được cho một đồ vật/đồ ăn.
-
Không biết khoe đồ vật mà trẻ thích.
-
Không biểu hiện nét mặt thích thú khi được cho.
d. Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm
-
Không thể hiện vui khi bố mẹ về.
-
Không âu yếm với bố mẹ.
-
Không nhận biết được sự có mặt của người khác.
-
Không quay đầu lại khi được gọi tên.
-
Không thể hiện vui buồn.
-
Tình cảm bất thường khi không đồng ý.
II. Khiếm khuyết chất lượng giao tiếp: Có ít nhất 1 dấu hiệu.
a. Chậm/không phát triển kỹ năng nói so với tuổi:
(Nếu trẻ nói được thì có khiếm khuyết về khởi xướng và duy trì hội thoại)
-
Không tự gọi đối tượng giao tiếp.
-
Không tự thể hiện nội dung giao tiếp.
-
Không duy trì hội thoại bằng lời.
-
Không biết nhận xét, bình luận.
-
Không biết đặt câu hỏi.
b. Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, dập khuôn hoặc ngôn ngữ lập dị:
-
Phát ra một chuỗi âm thanh khác thường.
-
Phát ra một số từ lặp lại.
-
Nói một câu cho mọi tình huống.
-
Nhại lại lời nói của người khác nghe thấy trong quá khứ.
-
Nhại lại lời nói của người khác khi vừa nghe thấy.
c. Thiếu kỹ năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợp với tuổi.
-
Không biết chơi với đồ chơi.
-
Chơi với đồ chơi một cách bất thường (mút, ngửi, liếm, nhìn).
-
Ném, gặm, đập đồ chơi.
-
Không biết chơi giả vờ.
-
Không biết bắt chước hành động.
-
Không biết bắt chước âm thanh.
III. Có hành vi bất thường: Có ít nhất 1 dấu hiệu.
a. Bận tâm bao trùm, thích thú mang tính định hình bất thường cả về cường độ và độ tập trung:
-
Thích đồ chơi/đồ vật.
-
Thích mùi vị.
-
Thích sờ vào bề mặt.
b. Bị cuốn hút không cưỡng lại được bằng các cử động, nghi thức:
-
Bị hút vào một đồ chơi/đồ vật.
-
Mê mẩn với thao tác của đồ dùng trong nhà.
-
Say sưa quay bánh ô tô/ xe đạp/ đồ vật.
c. Cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn:
-
Thích đu đưa thân mình, chân tay.
-
Thích đi nhón trên mũi chân.
-
Thích vê xoắn vặn tay, đập tay.
-
Nghiện soi ngắm tay.
d. Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật:
-
“ Nghiên cứu” đồ vật, đồ chơi.
-
Mê mẩn chơi/ ngắm một phần nào đó của đồ vật.
Ngoài ra, nếu trẻ chậm hoặc bị khiếm khuyết ở một trong 3 lĩnh vực: Quan hệ xã hội, giao tiếp và hành vi, sở thích thu hẹp và rập khuôn thì có nguy cơ rất cao mắc bệnh tự kỷ, phụ huynh cần đưa ngay trẻ tới những cơ sở y tế uy tín để được tiến hành kiểm tra và điều trị kịp thời.
Trẻ bị tự kỷ có chữa được không?
Bệnh tự kỷ của trẻ nếu được phát hiện kịp thời và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp ngôn ngữ, góp phần giúp trẻ có thể phục vụ một phần cho bản thân khi lớn lên.
Đối với độ tuổi từ 18 – 36 tháng tuổi, trẻ có khả năng 30% bình thường và hòa nhập trở lại cộng đồng nếu được chữa trị.
Đối với độ tuổi từ 1 – 3 tuổi, với những trẻ tự kỷ nhẹ sẽ được cải thiện tình trạng và tăng khả năng giao tiếp qua ngôn ngữ, hành động.
Hình 1 - Can thiệp sớm góp phần tích cực trong việc điều trị tự kỷ ở trẻ
Các cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa tự kỷ, chỉ có những thuốc để điều trị các rối loạn, triệu chứng đi kèm như hung hăng, tăng động, tự gây thương tích, ám ảnh,… và các liệu trình can thiệp như trị liệu ngôn ngữ, chơi trị liệu nhóm, dạy trẻ các kỹ năng như tự phục vụ, vận động tinh, vận động thô, giao tiếp bằng trao đổi tranh,… Cha mẹ ở nhà cũng cần can thiệp, đóng vai trò rất lớn để giúp trẻ tiến bộ, cụ thể như sau:
-
Vừa chơi, vừa dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, mỗi ngày ít nhất 3 tiếng.
-
Cho trẻ chơi cùng bạn bè cùng tuổi, hạn chế tối đa việc xem tivi và sử dụng điện thoại.
-
Gọi tên trẻ, gây sự chú ý của trẻ, tương tác nhiều bằng mắt.
-
Dạy trẻ chỉ tay vào các đồ vật, tranh ảnh hoặc bộ phận cơ thể.
-
Dạy trẻ cách giao tiếp và hành vi cơ bản như chào, ạ, hoan hô,…>
-
Cùng trẻ chơi đồ chơi và các trò chơi như ú òa, chi chi chành chành, trốn tìm,…
-
Sai trẻ các việc đơn giản.
-
Cùng trẻ vận động tinh như xếp giấy, ghép hình, cắm hoa, cắt dán,…
-
Cùng trẻ vận động thô như đạp xe, đá bóng, đi bộ, nhảy,…
-
Tập cho trẻ tự phục vụ bản thân như tự xúc đồ ăn, tự cầm cốc uống nước, tự đi vệ sinh,…
-
Luôn tạo không khí vui vẻ, thoải mái, khuyến khích động viên và khen ngợi khi trẻ có tiến bộ.
Hình 2 - Phụ huynh hãy quan tâm, dành nhiều thời gian cho con hơn
Ngoài ra, việc cho trẻ bắt đầu tham gia chương trình giáo dục càng sớm càng tốt, nhất là khoảng thời gian từ 2 - 4 tuổi, trẻ sẽ được học các lớp tiền tiểu học để chuẩn bị hành trang tốt nhất trước khi bước vào lớp 1 hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa. Giáo dục Khai Tâm là trung tâm áp dụng các phương pháp giáo dục khoa học hiện đại, giúp khơi dậy những tiềm năng của trẻ tự kỷ, tạo nền móng vững chắc cho trẻ trong tương lai.
Hình 3 - Tại Khai Tâm, trẻ sẽ được tham gia trải nghiệm các hoạt động thực tế thú vị, hấp dẫn
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề liên quan đến trẻ tự kỷ, quý phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Khai Tâm để được đội ngũ chuyên môn giải đáp và tư vấn nhiệt tình.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM
-
Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
-
Hotline: 037.829.8355
-
Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com