Trẻ mới biết đi có nguồn năng lượng dồi dào, hay chạy nhảy và thường đưa ra những lựa chọn khó hiểu. Giống như những lần la hét đòi chọn chiếc bát màu hồng đậm thay vì màu hồng nhạt. Tuy nhiên, cảm xúc dữ dội biểu hiện liên tục là một trong các dấu hiệu của bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ dưới 2 tuổi mà gia đình cần biết.
Bệnh tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý hay ADHD được xem như chứng rối loạn thần kinh và ảnh hưởng đến khoảng 5%-11% trẻ em trong độ tuổi đi học.
Người bệnh ADHD có đặc trưng bởi sự hấp tấp, bống đồng và hay giảm chú ý. Các triệu chứng giảm chú ý được nhận thấy ở trẻ và kéo dài liên tục tới tuổi trưởng thành. Bệnh có 3 dạng là:
-
Hiếu động, bốc đồng quá mức.
-
Không chú ý đến mọi thứ xung quanh.
-
Kết hợp của hiếu động, bốc đồng và giảm chú ý.
Nguyên nhân của bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ dưới 2 tuổi
Nền y học thế hiện nay chưa đưa ra được nguyên nhân cụ thể của bệnh tăng động giảm chú ý. Yếu tố di truyền, rối loạn thần kinh vận động - cảm giác và yếu tố hành vi được cho là những nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh.
Dấu hiệu của bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ dưới 2 tuổi
Những dấu hiệu của bệnh tăng động giảm chú ý(ADHD) ở trẻ thường xảy ra từ trước khi trẻ 4 tuổi và không thay đổi cho tới 12 tuổi. Với trẻ dưới 2 tuổi, nhiều khi gia đình vẫn còn nhầm lẫn các biểu hiện của bệnh chỉ là các hiểu hiện bình thường của con nít trong độ tuổi chập chững biết đi.
Dưới đây là những dấu hiệu rõ nét nhất ở trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) khi chuẩn bị bước vào tuổi thứ 2.
Ngủ kém, thường xuyên bỏ bú và quấy khóc
Ngủ kém, thường xuyên bỏ bú và quấy khóc không ngừng là dấu hiệu của tình trạng tăng động giảm chú ý gặp ở trẻ sơ sinh. Những cảm xúc tiêu cực này được hình thành từ rất sớm và là yếu tổ để bác sĩ tiên đoán về bệnh ADHD.
Việc chăm con nhỏ trở nên khó khăn và làm các mẹ cảm thấy kiệt sức nếu không sớm nhận ra những khác lạ của con mình so với trẻ sơ sinh bình thường.
Nhạy cảm với cảm xuacs và những cơn giận dữ thường xuyên
Trẻ dưới 2 tuổi mắc ADHD có xu hướng dễ thất vọng, ủ rũ thậm chí có những hành độ thô lỗ. Chúng thường cảm thấy lo lắng quá mức, chấp nhặt những điều nhỏ nhặt và khó thay đổi suy nghĩ. Hành động nhỏ như khuyên bé mặc áo mưa vào khi trời đang mưa cũng có thể dẫn đến tiếng hét giận dữ.
Trẻ dưới 2 tuổi mắc chứng ADHD cũng cực kỳ cáu kỉnh. Chúng thường xuyên than vãn, la hét để đòi hỏi các yêu cầu mà chúng đưa ra. Sự không vừa ý với mọi thứ xung quanh gây ra các cơn tam bành nối tiếp nhau. Điều này có thể thúc đẩy trẻ bộc phát hành động hung hăng như xô ngã bạn bè trong cùng nhà trẻ.
Cảm xúc dữ dội khác lạ, không kiểm soát được
Khi cảm xúc tiêu cực kéo dài đến tuổi chập chững biết đi, biểu hiện các cơn giận dữ ở trẻ bị ADHD thường quá mức so với hoàn cảnh bình thường và khác lạ so với những đứa trẻ khác.
Chẳng hạn như bị tước đi một phần quà trong tay, trẻ thông thường có thể đứng ngây ra đó, hoặc mếu máo khóc với người lớn. Với trẻ tăng động giảm chú ý, bé có thể la hét liên tục, dãy dụa và không cho ai động vào mình. Hay những lúc trẻ la hét chạy nhảy chạy quanh nhà vì niềm vui sướng khi mẹ mua cho que kem….
Việc cảm nhận cảm xúc sâu sắc và lưu giữ nó lại lâu hơn khiến cho trẻ có những phản ứng thái quá. Có thể là phấn khích hay thất vọng quá mức.
Giảm chú ý với vấn đề xung quanh: lơ đãng, mơ màng
Đối với những việc yêu cầu việc lắng nghe liên tục, đòi hỏi sự chú ý cao như chơi trò chơi, trẻ thường có xu hướng không tập trung. Hay dễ dàng chán nản và bỏ cuộc trước một việc gì đó.
Khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc và mong muốn
Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cũng thường phải đối mặt với hiện tượng nhận thức và trạng thái chậm phát triển. Bởi vậy hệ ngôn ngữ của trẻ cũng kém đi. Hệ quả là việc gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường.
Hậu quả của bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ dưới 2 tuổi
Thời điểm chập chững biết đi là lúc trẻ bắt đầu biết nhận thức được về thế giới xung quanh và từ đó hình thành nên tính cách, cảm xúc trong trẻ.
Bệnh tăng động giảm chú ý khiến trẻ không kiểm soát được suy nghĩ, hành vi. Gây ra những hành động khác lạ so với những đứa trẻ khác. Và có thể sẽ khó kết bạn vì khó hòa nhập với môi trường.
Trẻ mắc ADHD thường không thể tập trung tiếp thu mọi thứ xung quanh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tư duy, nhận thức của trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 20% trẻ tăng động gặp phải các vấn đề về đọc và 60% số trẻ này cũng gặp phải các vấn đề về chữ viết.
Sự bốc đồng, hiếu động quá mức ở trẻ ADHD dưới 2 tuổi cũng làm cho mọi người xung quanh cảm thấy phiền hà, có thể khó chịu. Những tiếng la hét, quấy khóc, không chịu uống sữa hay ăn khiến sức khỏe trẻ giảm sút. Đồng thời người chăm sóc trẻ như các ông bố, bà mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi.
Phương pháp điều trị bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ dưới 2 tuổi
Khi trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), các bậc phụ huynh thường lo lắng không biết nên điều trị cho con mình như thế nào. Có nhiều lựa chọn điều trị, và cách hiệu quả nhất phải tùy thuộc vào đặc điểm của từng trẻ và gia đình. Để đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất, cha mẹ nên hợp tác chặt chẽ với bác sĩ, mọi người xung quanh trẻ như bạn bè, hàng xóm, người thân khác.
Hiện nay có 2 biện pháp điều trị ADHD là liệu pháp hành vi và sử dụng thuốc.
Liệu pháp hành vi, tâm lý cho trẻ ADHD dưới 2 tuổi
Thời điểm này, gia đình cần có sự quan tâm đúng cách cho trẻ. Cha mẹ cần thống nhất cách nuôi dạy trẻ, dành nhiều thời gian trong việc kể chuyện, rèn luyện nếp sống cho trẻ.
Hướng dẫn trẻ những việc cần làm, cổ vũ và khen thưởng trẻ khi trẻ có những hành vi tốt tiến bộ. Thường xuyên nhắc nhở những điều không nên làm bởi tư duy trẻ lúc này còn hạn chế và chậm ghi nhớ.
Đưa trẻ đi tham gia các trò chơi xung quanh để giúp trẻ thoải mái và hòa đồng. Chú ý quan sát bé khi chơi, theo dõi những biểu hiện của bé để cùng bác sĩ đưa ra các hướng trị liệu tiếp theo.
Sử dụng thuốc cho trẻ ADHD dưới 2 tuổi
Vào năm 2014, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC đã trình bày một báo cáo. Trong đó nêu ra rằng có hơn 10.000 trẻ mới khoảng 2 đến 3 tuổi ở Hoa Kỳ được sử dụng thuốc khi điều trị ADHD. Trong đó các thuốc được sử dụng là thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần.
Hiện nay, việc điều trị bằng thuốc thông thường sử dụng các thuốc hướng tâm thần như methylphenidate hoặc dextroamphetamine(có tác dụng ngắn và dài)
Điều trị bằng thuốc, đặc biệt là sử dụng các thuốc hướng thần cho trẻ dưới 2 tuổi tồn tại nhiều nguy cơ. Quá trình này cần được sự cho phép và giám sát chặt chẽ từ các bác sĩ và gia đình trẻ.
Khai Tâm là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lý hỗ trợ các các gia đình có trẻ nhỏ có vấn đề về rối loạn phát triển như tăng động giảm chú ý.Trung tâm được xây dựng với mong muốn giúp đỡ các bạn nhỏ có thể trở lại cuộc sống bình thường, cống hiến cho xã hội.
Để được tư vấn kĩ hơn về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi mời bạn liên hệ theo số Hotline 037.829.8355 để các chuyên gia giải đáp thắc mắc.
Trên đây là những thông tin về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ dưới 2 tuổi. Hiếu động và mắc chứng tăng động giảm chú ý là khác nhau. Do vậy phụ huynh cần hiểu về các dấu hiệu của bệnh để phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời cho đối với trẻ.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM
-
Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
-
Hotline: 037.829.8355
-
Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com