Kiến thức

Bệnh down có chữa được không? Cách chăm sóc trẻ bệnh down
14 Tháng 11
Đăng bởi:  Khai Tâm

Bệnh down có chữa được không? Cách chăm sóc trẻ bệnh down

Hội chứng Down là một bệnh lý rối loạn di truyền, trẻ mắc căn bệnh này sẽ phát triển kém hơn cả về thể chất và trí tuệ so với các bạn cùng tuổi. Vậy thì cách chăm sóc trẻ bệnh Down như thế nào và bệnh Down có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến bệnh Down để cung cấp thêm những thông tin quan trọng giúp bố mẹ hình dung được tổng quan nhất về căn bệnh này.

Tìm hiểu về bệnh Down

Hội chứng Down hay còn gọi là bệnh Down được bác sĩ người Anh có tên John Langdon Haydon Down mô tả lần đầu tiên vào năm 1866, sau này người ta lấy tên ông để đặt tên cho chứng bệnh này.

Theo số liệu thống kê, trong số 700 trẻ em trên thế giới sẽ có 1 trẻ mắc phải bệnh Down. Hiện nay, có khoảng 8 triệu trẻ em sinh ra mắc phải căn bệnh này. Cơ thể của mỗi con người chúng ta được tạo nên bởi các tế bào, bên trong các tế bào có nhiều các nhiễm sắc thể. Đối với một người bình thường sẽ có tổng cộng là 46 nhiễm sắc thể với 23 nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể được lấy từ người bố. Tuy nhiên đối với trẻ mắc bệnh Down thì có đến 47 nhiễm sắc thể, bị dư 1 nhiễm sắc thể số 21.

Trẻ mắc bệnh Down bị dư một nhiễm sắc thể số 21

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh được chính xác nguyên nhân bệnh Down, tuy nhiên đã có những giả thuyết cho rằng độ tuổi của sản phụ là một trong những yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến tỷ lệ sinh ra đứa trẻ mắc bệnh Down. Nguy cơ quá trình phân chia nhiễm sắc thể cao hơn khi độ tuổi của trứng tăng, chính vì vậy mà khi tuổi của thai phụ càng cao thì nguy cơ sinh ra con mắc hội chứng Down càng cao.  

Ngoài ra, cặp vợ chồng đã có một đứa con mắc bệnh Down thì nguy cơ sinh con thứ 2 bị hội chứng Down cũng tăng hơn so với các cặp bố mẹ bình thường khác là 1%.

Thai phụ càng lớn tuổi thì nguy cơ sinh con mắc bệnh Down càng cao

Thêm một giả thuyết về nguyên nhân bệnh Down nữa tìm ra là vì bố mẹ mang gen biến đổi. Bố mẹ là người mang trong mình gen biến đổi của bệnh Down thì tỷ lệ nguy cơ sinh con mắc phải căn bệnh này sẽ gia tăng tùy thuộc vài dạng đột biến. có nguy cơ gia tăng tùy thuộc vào loại đột biến. Cá thể mang mầm bệnh có thể không phát hiện được dựa trên khám nghiệm lâm sàng, vẫn có khả năng sinh con và có khả năng truyền những bất thường này lại cho các thế hệ sau. Bởi vậy, quá trình sàng lọc trước sinh và tư vấn di truyền là hết sức quan trọng.

Bệnh Down có chữa được không?

Bệnh Down có chữa được không là câu hỏi mà các bậc phụ huynh băn khoăn nhất khi phát hiện con mình mắc phải hội chứng này. Hiện nay, bệnh Down vẫn chưa có biện pháp điều trị nào, trẻ mắc căn bệnh này sẽ phải sống chung với căn bệnh suốt đời, cuộc sống của các em phụ thuộc nhiều vào bố mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp. Thế nhưng, nhờ những tiến bộ vượt bậc của y học và việc can thiệp sớm và một cách toàn diện sẽ giúp tạo điều kiện để người bệnh Down có được môi trường sống tốt hơn và giúp gia tăng tuổi thọ đáng kể. Thậm chí, một số người bệnh Down gần như đã có một cuộc sống như những người bình thường khi trở thành nghệ sĩ, họa sĩ hay các nghề nghiệp khác.

Việc chẩn đoán phát hiện sớm là một trong những điều kiện tiên quyết để có các biện pháp can thiệp kịp thời giúp hỗ trợ trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Bố mẹ cần nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia và giáo viên chuyên môn sẽ giúp trẻ học hỏi được các kỹ năng cần thiết như:

  • Tự ăn uống và thay quần áo hàng ngày
  • Vui chơi và hòa đồng cùng với các bạn cùng trang lứa và những người xung quanh
  • Cách suy nghĩ, phân tích và giải quyết vấn đề
  • Khả năng giao tiếp, lắng nghe và thấu hiểu người khác
  • Các hoạt động học tập ở trường, lớp

Cần có sự can thiệp từ các chuyên gia vật lý trị liệu và các giáo viên có chuyên môn để giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết

Ngoài ra, bé mắc bệnh Down thường có sức khỏe yếu và hay gặp vấn đề về các bệnh lý khác nhau. Bởi vậy bé cần được can thiệp về sức khỏe và chăm sóc, theo dõi thường xuyên. Bố mẹ cần bảo vệ bé trước các tác nhân gây hại và đưa trẻ đi khám định kỳ: 

  • Khoa Tim mạch Nhi
  • Khoa Tiêu hoá Nhi
  • Khoa Nội tiết Nhi
  • Khoa Thần kinh Nhi
  • Khoa Tai Mũi Họng Nhi
  • Khoa Mắt Nhi

Ngoài ra, việc tìm kiếm một môi trường giáo dục phù hợp cho con cũng như kết nối với các bậc phụ huynh cùng hoàn cảnh sẽ giúp bố mẹ học hỏi, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm cách chăm sóc trẻ bệnh Down.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Khai Tâm, một trong những trung tâm uy tín và được tin tưởng nhất ở Hà Nội, chúng tôi áp dụng nguyên tắc điều trị cho trẻ bệnh Down hiện đại, giúp hỗ trợ tối đa sự phát triển nhận thức, trí nhớ, khả năng giao tiếp và khả năng học hỏi của trẻ bằng phương pháp dạy học chuẩn khoa học. Ngoài ra giáo dục Khai Tâm còn có thêm nhiều khóa đào tạo ngắn hạn cho phụ huynh để tạo ra được sự kết nối, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và bố mẹ, giúp con có kết quả cải thiện tốt nhất.

Trẻ bệnh Down được can thiệp sớm và khoa học có thể có một cuộc sống bình thường

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.      
  • Hotline: 037.829.8355
  • Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com

=========================================================

Các bài viết liên quan:

1. Hỏi - Đáp tất cả câu hỏi về bệnh down

2. Cách nhận biết sớm dấu hiệu bệnh Down ở thai nhi

3. Hiểu về nguyên nhân bệnh down để biết cách phòng ngừa

4. Tìm trường dành cho trẻ bệnh down ở đâu tốt tại Hà Nội?