Kiến thức

Bật mí phương pháp đơn giản giúp phân biệt trẻ tăng động và hiếu động
31 Tháng 10
Đăng bởi:  Khai Tâm

Bật mí phương pháp đơn giản giúp phân biệt trẻ tăng động và hiếu động

Sẽ có lúc bạn cảm thấy rất mệt mỏi và bực tức khi thấy con em mình cứ liên tục nghịch ngợm, chạy nhảy liên tục và không thể ngồi yên một chỗ. Điều này thể hiện con bạn là đứa trẻ hiếu động và thông minh. Tuy nhiên, nếu những hành động này thái quá thì đó có thể là biểu hiện của bệnh lý tăng động. Vậy làm thế nào để phân biệt trẻ tăng động và hiếu động, bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách chính xác nhất.

1. Nguyên nhân khiến các phụ huynh nhầm lẫn giữa trẻ tăng động và hiếu động

Biểu hiện của trẻ tăng động và hiếu động có một số đặc điểm rất giống nhau khiến người lớn hay cha mẹ không thể phân biệt một cách rõ ràng, chẳng hạn như:

  • Chạy nhảy nhiều, nói chuyện liên tục, hay nghịch ngợm.

  • Hay tò mò, khám phá nhiều thứ xung quanh và dẫn tới khó tập trung vào một thứ nào đó.
  • Thường gặp rắc rối với những trẻ chơi cùng ở trường lớp, hàng xóm hoặc với anh chị em, mọi người trong gia đình.

Tăng động và hiếu động ở trẻ có thể gây nhầm lẫn cho phụ huynh

Chính vì những điểm giống nhau này mà đôi khi ranh giới để xác định tình trạng của trẻ bị tăng động hay hiếu động là rất mong manh và khiến cha mẹ rất hay nhầm lẫn, chủ quan.

Vậy đâu là điểm khác biệt giữa trẻ bị tăng động và hiếu động, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong những phần tiếp theo nhé.

2. Điểm khác biệt giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động

Dưới đây là bảng so sánh giữa trẻ tăng động và hiếu động giúp bạn dễ dàng phân biệt 2 tình trạng này của trẻ nhỏ, mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

 

Trẻ tăng động

Trẻ hiếu động

Mức độ nguy hiểm

Rối loạn tâm lý ở trẻ nhỏ, có thể gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, việc học tập ở trẻ như: gây gổ, gây mâu thuẫn với mọi người xung quanh, kết quả học tập kém, khó tập trung… 

Biểu hiện tâm lý bình thường ở trẻ trong những giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, trẻ cần được người lớn theo dõi thường xuyên, nếu không dễ bị tổn thương cơ thể (do vận động nhiều, gãy tay chân)…

Giới tính

Bé trai thường dễ mắc hơn bé gái

Thường gặp ở đa số trẻ, tuy nhiên bé trai thường hay hiếu động hơn bé gái

Độ tuổi 

Thường xuất hiện với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, tình trạng này có thể kéo dài cho đến khi trẻ lớn lên.

Khi trẻ mới biết vận động, biết đi, có xu hướng giảm dần khi lớn lên.

Hành động

- Một số hành vi có thể mang tính tiêu cực, trẻ không nhận thức được mục đích của hành động hoặc không biết rằng hành động đó có đúng hay là sai.

 

- Không có khả năng kiểm soát hành vi của mình, không phân biệt được lúc nào phải được đùa nghịch và lúc nào thì không.

 

- Không thể ngồi yên kể cả trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như 5 -10 phút.

 

- Hay ngắt lời khi người khác nói chuyện.

 

- Hấp tấp, vội vàng và hay bỏ dở giữa chừng

- Hành động mang tích tích cực, có mục đích và có sự tuân thủ theo quy định. Trẻ hiếu động thường biết lắng nghe lời của người lớn.

 

- Có khả năng tự kiểm soát được hành động, không nghịch ngợm ở những môi trường lạ hay chỉ tăng hoạt động ở những nơi thân quen với chung.

 

- Có thể ngồi yên trong khoảng 10 – 15 phút.

 

- Hiểu chuyện, ít chen ngang.

 

- Tự kiểm soát bản thân, ít bỏ dở giữa chừng

Ngôn ngữ

Khó diễn đạt bằng lời nói, thậm chí là lời nói không rõ nghĩa.

Trẻ nói nhiều nhưng câu nói thể hiện sự nhanh trí, thông minh

Thể chất

Trẻ có thể phát triển thể chất chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa

Khỏe mạnh và có sự phát triển thể chất bình thường

3. Lời khuyên giúp cha mẹ xác định chính xác trẻ có bị tăng động hay không?

Ngoài bị nhầm lẫn với hiếu động thì việc trẻ bị tăng động còn rất dễ nhầm lẫn với tình trạng bệnh lý khác như:

  • Bệnh động kinh, hội chứng nhiễm độc bào thai do rượu bia, một số bệnh lý về tuyến giáp.

  • Một số tình trạng rối loạn cảm xúc khác.
  • Bệnh tự kỷ với các biểu hiện hung hãn, tăng động (tổn thương liên quan tới ngôn ngữ/quan hệ xã hội và có những biểu hiện hành vi đặc trưng).
  • Rối loạn hành vi (bệnh nhân có biểu hiện hành động bùng nổ và không có chủ định).
  • Chậm phát triển về tâm thần nhẹ hoặc khả năng học tập kém.

Do vậy, để biết chính xác con em mình có mắc phải tăng động hay không thì bạn nên đưa trẻ tới những cơ sở y tế uy tín để nhận được sự đánh giá chính xác từ chuyên gia, bác sỹ.

Cần đi khám bác sỹ khi có biểu hiện nghi ngờ trẻ tăng động

Và hơn hết, bạn cần hiểu rằng biểu hiện tăng động không phải là lỗi của trẻ, tình trạng này thường do sự rối loạn về tâm lý và khả năng tự kiềm chế bẩm sinh kém. 

Chính vì thế, nếu bạn phát hiện con mình có bị tăng động thì hãy bình tĩnh chấp nhận và giúp trẻ vượt qua sự khó khăn này bằng nhiều cách như:

- Không quát tháo, trách mắng trẻ và không đưa ra bất kỳ hình phạt nào để tránh cho trẻ càng trở nên hung hãn hơn.

- Nên khen ngợi bé khi có sự thay đổi tích cực từ bé: đã tập trung hơn vào học tập, hành động đúng mực, không gây gổ hay xích mích với mọi người, ít chen ngang khi người khác…

- Trao đổi với các thầy cô ở trường lớp để giúp trẻ khắc phục những nhược điểm của trẻ, xây dựng mối quan hệ với bạn bè trở nên hài hòa, cải thiện kết quả học tập.

- Cùng trẻ tham gia các hoạt động thể chất để giúp trẻ có sự phát triển khỏe mạnh và hành vi đúng đắn hơn.

- Luôn bên cạnh trẻ mỗi khi trẻ cần, hãy có mặt kịp thời để giải thích cho trẻ hành động đó là đúng hay sai.

- Bạn nên theo dõi thường xuyên hành động và cử chi của trẻ để kịp thời điều chỉnh và tránh cho trẻ gặp phải những chấn thương về thể chất.

Hiểu rõ ràng về cách phân biệt trẻ tăng động và hiếu động có vai trò rất quan trọng giúp người lớn, các bậc phụ huynh có thể theo dõi, kịp thời can thiệp giúp trẻ lớn khôn và khỏe mạnh. Chúc gia đình bạn và bé yêu sẽ luôn bình an và gặp nhiều hạnh phúc trong cuộc sống.

Và một trong những địa chỉ mà cha mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng gửi trẻ đó chính là Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Khai Tâm.

Trung tâm được Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam chứng nhận đạt tiêu chuẩn khoa học, áp dụng phương pháp giáo dục giảng dạy một cách bài bản, chuẩn mực.

Vì vậy, mẹ nên đưa trẻ đến với trung tâm sớm để trẻ được tư vấn, đánh giá chi tiết và can thiệp kịp thời nhé. Đây chính là đơn vị tiên phong áp dụng triết lý giáo dục khoa học hiện đại và khơi dậy tài năng trong việc giảng dạy trẻ tăng động và những trẻ đặc biệt khác, đặt nền móng phát triển cho trẻ trong tương lai

Mọi thông tin xin liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục KHAI TÂM

  • Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Hotline: 037.829.8355
  • Email: canthiepsomkhaitam@gmail.com